Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010

Anh Vịt Kiều và củ khoai thứ mười - hoi nghi dien hong 13:

Lão ngồi đó. Ngồi ngay chính cái ghế Lão vẫn thường ngồi. Lão ngồi rụt hắn lưng vốn đã còng nay lại càng thêm vì tiếng cười Đát - Kỷ. Tiếng cười nghe rất tự nhiên, tiếng cười như không màng đến thế sự, nhưng thật ra nó làm cho người ta liên tưởng đến cảnh tan nát, sụp đổ.

Nhưng hình chung Mụ cũng đã nhận thức được cái thực tế cuộc sống, cái xã hội mà Mụ đã trở về. So với trước đây. Lúc mụ chưa đi ra khỏi cái thôn nầy thì cách ăn nói của mụ khác. Bây giờ, khi lão có tình gióng đôi tai già yếu lên nghe. Cái đôi tai bây giờ cố gắng lắm vẩn chí nghe câu được câu chăng, nhiều lúc nó như cây " antenna" nhiễu sóng, ù ù chốc chốc lại bì bỏm. Lão cố nghe và nhận định sự khác biệt. Lão nghe nói đến chú Sáu, nghe nói về cái tự do và an sinh xã hội. 
Cô nầy thế mà khá. Lão tự nhủ thầm với chính mình. Tuy bề ngoài như thế nhưng còn hơn cái thằng Dô - Li hay Dô - La gì đó. Mụ còn tìm về quê hương, sống hòa nhịp như khi mụ từng lớn lên và đấu tranh cho công bằng xã hội, cố gắng cho người ta biết cái tự do đích thực. Hay chính ra mụ không thể bỏ nó, mụ cũng chắc quên cái chân chất, thật thà... Thành ra trong Lão, Mụ vẩn còn đẹp chán.

Nhắc đến cái thằng Dô - li. Cái thằng một năm trước về đây thăm Lão. Cái thằng nghe nói là người yêu của con gái Lão bên kia. Nói người yêu thôi. Chứ đã sống như vợ chồng lâu lắm rồi, bọn nó chí còn chờ cái cưới xin cho nó bình thường như những người khác thôi. Cái thằng một năm trước nhân dịp về Việt Nam đã ghé thăm Lão. 

Lão nhớ rõ lắm. Nhớ rõ cái hành động Lão đuổi cố nó ra khỏi nhà lão, khi Lão thấy cái quan niệm sống, cách sống... Trong con người kia khó mà chấp nhận. Lão nhớ lại cái ngày hôm đó.


Sau hai hôm, tính từ khi con gái Lão gọi về bảo lão ra đón nó. Cái con chẳng ra gì. Sao lão phải ra. Lão đón ai? Ai là người Lão phải đón?. Nghe qua Lão buồn lắm. Nhưng thôi. lão sai thằng Tư hôm sau đưa cái " xe hơi" rách nát hiệu " corrona - toyota " gia đình ra đón nó.

Cái thằng. Chưa tới nhà, khi chiếc xe đang ở bên kia cầu. Nó xuống xe đi bộ vào nhà cùng thằng tư con trai Lão. 

Hôm đó Lão vẩn ngồi đây như thường lệ. Nó vào nhà, Lão ngồi đó. Nó tự nhiên như chổ không người, cởi nốt cái áo phông thành trần trục trục ngồi xuống đối diện Lão.

- Nóng quá, nóng quá.

Cái thái độ đó đã làm cho Lão bắt đầu khó ưa. Lão quay qua bảo vợ Lão, đang ngồi cạnh Lão.

- Mẹ mầy ra hỏi ông trời xem. Sao nóng thế. 

Chị vợ sống bao năm với Lão biết tỏng Lão nói ai rồi. Nên chí biết nín thinh.

Lão tiếp.

- Tư ơi ! Con đem Anh ra sau nhà. Lấy nước cho Anh tắm rửa cho mát đi con.

Chưa đầy năm phút sau, Lão đã nghe tiếng la của nó từ sau vọng tới. 

- Nước bẩn quá, bẩn quá.

Cái thằng nầy. Cả cái làng nầy ai cũng biết nhà Lão đã dùng lọc nước, dùng kỷ nghệ của Phần - lan hẳn hoi. Chẳng qua là cái lu Lão vẩn để dùng. Cái lu bao năm nay vẩn làm tốt cái công việc của nó. Gần đây nó chí toàn đựng nước sạch, cái nước được chiết xuất từ kỷ nghệ mới. Không phải là thứ nước được múc ở cái cầu ao tắm giặt, rồi đánh phèn lên ăn như hồi xưa đâu mà kêu dơ, kêu bẩn.

Cái dáng trùng trục, cái đầu tròn lông lốc, không một cọng tóc đã nói lên cái tính đầu trâu khó bảo. Nó đi thắng lên phòng khách, đứng trước mặt lão. Chống mông vào mặt Lão, khi nó cúi xuống lấy cái chai nước nhản hiệu La - Vi của Việt Nam. Nó đứng đó, tay cầm cái chai tu ừng ực. Văn hóa quá ....

Lão đổi chất giọng , lão nhỏ nhẹ:

- Đồ - Lỳ ở Việt Nam quê ở đâu?

- Con ở " Hà Lam Linh ". Nó trả lời.

À ra thế. Nó, chính nó đã được sinh ra nơi cái vùng quê Bắc Bộ, cái vùng cũng không xa Hà Nội là mấy. Con người Bình Lục không phải là loại không biết sống. 
Lão nghĩ : Sao nó có thể quên được, trong lúc mọi người cố quên mà hổng thế quên.

Ai chứ Hà Nam, Nam Định, Thái Bình thì Lão biết. Cái biết của một thiếu tá thì quá rõ. Cái vùng quê được ví " chín củ thành mười " nầy rất là chịu khó. Cái thằng hư thân mất nết nầy không thể không biết.

Cái tấm thân to khoẻ, trắng trẻo kia có được là do ăn đúng củ khoai thứ mười chăng?


Cũng sau câu nói đó. Lão thở dài. Số phận và hy vọng. Cái hy vọng cho chính tương lai con cháu, niềm tin của chính Lão mất hết rồi chăng?

Lão nhìn chằm chặp vào thằng Do - Li Đồ - Lì, con mắt Lão trừng trừng nhìn đến phát khiếp. Con mắt ấy nhìn một hồi lâu mà không hề chớp.

Đúng, đúng rồi. Đúng là người Việt.

Nhưng đâu phải riêng nó. Hay củng đâu phải thời nay nó thế. Củng đâu phải thời Lão? Lão tự hỏi bản thân. Cùng thời với Lão có những con người một tuần ngồi trên phi cơ bay khắp bầu trời. Đi qua cả những nơi có nền văn minh bậc nhất. Nói về thời đó có ai nói Mỹ văn minh nhất đâu. Kiệt tác thế giới hầu như ở Pháp mà.

Thế nhưng khi họ về. Đặc biệt vào những lúc hành quân. Ví dụ như năm 1972 thì sao. Những con người từ chốn văn minh ấy sẳn sàng chui lúi chốn rừng sâu. Họ ăn lá rừng, uống nước suối, nước khe. Có người để sống đã uống nước ở vết chân con hươu con nai để lại. Họ có bẩn có dơ không? Chính vì thế họ đã vẽ lên hình tượng " Quan Tài Ba Đèn Cầy ". Quang vinh một cõi.

Đó là cách sống, chân lý sống và quan hệ sống. Cũng ở chốn văn minh, sao Đồ _ lì nầy không được đào tạo. Có thể chờ mong vào lớp người nầy không? Đất nước rồi sẽ có ai.

Lão buồn quá, cái nhìn trừng trừng giờ đã sập xuống. Lão nói với vợ với giọng thiểu não, u uất, nặng nhọc...

Bà nói mấy đứa con. Ra ngoài thuê cái xe tôn tốt , rồi chở nó về Sài Gòn. Xong thuê cho nó cái khách sạn tứ tế cho nó ở.
Thanh toán tiền cho nó. Khi nào nó ra phía Bắc thì thôi.
Cho nó đi ngay. Tôi mệt lắm.

Ngay sau đó. Một chiếc Pra _ Do từ hướng núi sập phóng vút đi. Khói bụi mịt mờ. Bỏ lại sau lưng mâm cơm dọn dở và công của người Mẹ chân quê.


Lão Tư Công: Hội nghị Diên Hồng về cái lưỡi bò 12:

Thời gian trôi đi. Ba đứa con ở nhà với Lão cũng lớn lên trông thấy. Mới đấy mà con Cua út của Lão đã ngoài hai nhăm. Cái con giống y như Mẹ nó. Suốt ngày tíu tít, công việc túi bụi. Nó lo công lo việc quá, chẳng để ý đến chuyện tình yêu tình báo bao giờ. Lão đâm ra lo. Con gái đến thì cứ như trái bom nổ chậm ấy. Nhưng nếu nó nổ thì cũng vui, đàng nầy mãi chắng thấy nó chịu nổ. Có lẽ nên bàn tính với bà ấy chuyện nầy xem sao.

Khoảng thời gian đi tù cộng sản làm Lão bỏ hẳn rượu. Sáng nay tự tay pha trà uống. Lão vừa uống trà vừa nhìn vợ con Lão bán buôn. Mấy mẹ con tự đùm bọc lẫn nhau trong thời gian Lão ở tù nên cuộc sống gia đình Lão cũng khá. Hai đứa Anh nó cũng đã có vợ có con, nhà cửa đàng hoàng. Chúng cùng với mẹ nó hình thành nên cái dịch vụ buôn bán quần áo, phân bón nông nghiệp và xăng dầu cho thị trấn nầy.

Lão công nhận vợ Lão rất khá. Cái cô Yến ngày xưa đã thế. Rõ ràng là Lão có chọn người, nên đời Lão cũng thoái mãi. Được cái vợ Lão rất hiếu lão....
Chí có hai đứa ra đi cùng chú Sáu làm lão lo thôi :
Lão nhìn ra cái cầu treo trước ngõ. Nói là cầu treo thôi nhưng nó đã được bê tông hóa. Cái cầu chí có ở miệt sông nước nầy mới có. Cầu rộng một thước tây, nhưng cái chiều cao thì khỏi tả. Cao ngất ngưởng, lại không có lan can. Người ta thường bảo đi qua cầu. Quê Lão phải gọi là lên cầu và xuống cầu mới đúng. 
Nhìn cái cầu là thế. Nhưng con Cua Út nhà nầy cứ cái honda 50 chạy vù vù làm tim Lão nhảy lên từng chập.

Lão nhớ hồi xưa chí có mấy cây tre mà thằng lớn suốt ngày cứ nghịch cái cầu đó. Bây giờ chắc có cầu xanh xanh đỏ đỏ nên mãi chưa thấy về. 

Nghe nói Chú Sáu bên kia làm ăn cũng chẳng ra sao. 

Cái gì cũng có hội có thuyền chứ. Cái nầy có lẽ phải học người Trung Quốc. Khổ nỗi người Việt mình khó mà thực hiện. Vợ chú ấy làm móng chân móng tay còn được, nhưng Chú ấy làm thì phí quá. Lão không tưởng tượng được . Khi người Gio Thái họ hành nghề cắt tóc thì họ nắm đầu thiên hạ, cấm ai dám rục rịch khi họ cạo mặt, họ bảo ngước lên là phải nhìn lên, họ bảo quay đầu là phải quay, cúi xuống là phải cúi xuống . 

Đàng nầy cái nghề cắt móng chân thì ngược lại . Quỳ gối, hay ngồi thật thấp . Khách hàng ngồi ghế cao. Họ đưa chân lên ngang với mặt mình cho mình cắt . Các bà lại hay mặc váy ngắn nữa chứ . Chết thật, cái khúm núp là thế . Nó không cho con người ta ngấn mặt lên được . Cái quỵ lụy không phải là bản năng gốc của người Việt mình . 
Đại úy mưu lược thế mà phải làm móng chân móng tay cho bọn Mễ ư. chẳng qua cái gọi là thời thế. Thế thời, thời phải thế .

Qua thư Lão biết hai đứa con Lão cũng chẳng học hành gì. Tốt nghiệp tú tài xong thì đứa con gái Lão làm cái nghề " neo hay nail... " gì ấy. Thằng lớn phụ bếp cho một nhà hàng tại phố ấm thực người Hoa. Nghe nói cuộc sống cũng tạm ổn.
Chí có điều lão mong được gặp bọn nó một lần mà e khó quá.
Lão lại nhìn ra chiếc cầu. Nơi chính Lão đã đưa hai đứa con Lão ra đi 30 năm về trước.


Đầu óc đang nghĩ vẩn vơ làm thơ làm thẩn, đùng một cái tiếng ai như tiếng chậu vở ly rơi. Tiếng gọi phá tan cái không khí buôn bán thường nhật trước cái ki - ốt nhà Lão.

Anh Tư.... Anh Tư....

Đúng là tiếng con mụ Tám. Cái con mụ chưa thấy người đã thấy tiếng. Lão nhong cái con mắt đã sập xuống vì tuổi già lên nhìn mãi. Lão nhìn hồi lâu về hướng chân cầu, một lúc sau mới thấy bóng dáng của mụ lộ dần, lộ dần.

Cái kiểu uốn khúc mình xà nầy cũng một thời làm no con mắt Lão. Bây giờ nhìn lại dáng kiều vẩn thế. Nhưng cái uốn khúc thời con gái nó dịu dàng thanh mai, bây giờ với cái thân hình sồ sề mập ú mà dáng đi nầy tạo thành cái lắt lẽo, cái chiếm dụng không gian, thực thực hư hư đến hoa cả mắt. Đã thế đi kèm với cái chất giọng xé lụa làm đinh tai nhức óc người đối diện. Khuôn mặt chãy sệ vì mỡ nên khó mà đoán được tuổi, không thể đoán được cầm tin con gì. Trong mười hai con giáp có con nào giống.

Anh Tư có nhà hông ta?

Rõ ràng mụ Tám đã thấy Lão ngồi đó, như thường lệ vào buổi sáng. Cái thường lệ bao năm tính từ ngày ở tù về là thế. Sáng ra, pha trà, nhìn vợ con bán buôn là công việc của Lão.

Tui đây. Bà Tám chắc có việc?

Lão hỏi thế thôi , chứ biết tỏng mụ Tám thì có việc gì. Chẳng qua là xem xem nếu có Lão ở nhà thì Mụ khó lòng mà buôn dưa lê, bán thịt chó được. Cái con Mụ vô duyên nhưng lắm lời nầy mà mai mối cho ai. Có giỏi thì mai mối cho chính Mụ đi.

Nhắc đến làm mai thì có lẽ phải kể đến 15 năm về trước. Mụ Tám thời đó trẻ trung hơn. Nhan sắc thì củng dể coi hơn bây giờ tý. Củng do mai mối mà mụ về làm dâu xứ ngoại. Nghe nói mụ lấy thằng Tây thì phải.
Lão nghe qua cũng đủ biết chắc phải có nguyên do gì gì ấy chứ. Lão đoán mò một là thằng nầy sứt môi lồi rốn, hai là có tật bẩm sinh ở mắt... Đại loại thế. Mà Lão đoán đúng thật.

Đùng cái, bốn năm sau Mụ trở về. Hỏi ra mới biết thằng Tây nó lấy mụ về để chăm sóc cho ông nội nó nằm liệt giường, nghe nói do té xe. Lấy mụ về nuôi ăn khỏi phải trả lương.
Thế là nó khôn. Mụ một chữ tiếng Anh không biết. Lỡ nó có hỏi :

" Do y-ou need mon-ey?"

Lại nghe nhầm thành:

" uôn - xà - lanh - mông - te ".

Học lõm được người Khơ Me ở dưới quê thì bỏ mẹ.


Lão Tư Công: Hội nghị Diên Hồng về cái lưỡi bò 11:

Tư Lão Công:

Lão Tư, quê ở Tiền Giang nhưng trước năm 1975 đi lính ở An Giang mà thời đó người ta quen gọi là tứ giác Long Xuyên. Cái duyên của Lão với An Giang có lẽ cũng bắt đầu từ khi đơn vị Công Binh chiến đấu số..5 - VNCH được thành lập. Lão nhớ khoảng vào những năm 1952 đến 1956 thì phải. Sau nầy là quân số của Giang Đoàn 25, nằm trong sự chí huy trực tiếp của thiếu tá : Trần Thế Tráng.
Trong một dịp hành quân xuống phía tây Lão đã bén duyên với cái cô Yến bán hàng cạnh cái bến Ninh Kiều - Cần Thơ. Cái vùng sông nước lắm tôm cua, con người đằm thắm mặn mà nầy giữ luôn chân Lão.

Đơn vị hành quân thì vợ con Lão cũng hành quân. Đơn vị đi An Giang, vợ con Lão cũng đi An Giang. Cả nhà Lão đánh giặc... Và cái duyên với An Giang như một định mệnh. Khi chiến trường Cam Bốt cầu viện quân ta. Đơn vị Lão lên đường chiến đấu theo hướng núi sập, vợ con Lão cũng theo hướng ấy mà thắng tiến.
Cái thời con người còn coi trọng lợi ích quốc gia dân tộc là thế đó. Gia đình Lão làm gì biết đến ngày mai ra sao. Ai còn ai mất? Ai đưa tiến ai?...Nói chung mụ vợ Lão cũng đã xác định rất rõ về cuộc sống của trai thời chiến.

Thời gian đóng quân ở đây cũng là thời gian vợ chồng Lão đón đứa thứ nhất. Cu cậu mới ra đời đã nhiễm cái tính lẳng tử phiêu bồng của Ba, cái tính nhanh nhẹn của vợ nên suốt ngày cứ bi ba bi bô... Không khí gia đình Lão ấm hắn lên. Lão nhận thức dần trách nhiệm của mình đối với quốc gia, gia đình và cuộc sống.

Cũng từ đó sáng ra Lão lên đơn vị, trừ những hôm trực chiến, còn lại Lão về gia đình phụ vợ buôn bán nuôi con. Cứ thế đứa thứ 2, thứ 3.... 5 ra đời. Lão xác định gia đình định cư luôn ở đây.

VNCH thất thủ. Anh em đơn vị Lão chạy sang bến Kiên Giang. Họ hẹn nhau đúng 2 giờ sáng có mặt ở chân cột đèn hải đăng để ra đi. Trong thâm tâm Lão cũng muốn lắm. Cái mong muốn của một người Cha lo con mình sẽ sống sao trước ách thống trị của cộng sản. Còn tương lai của chúng nó. Rồi thì búa rìu dư luận cộng sản có bóp chết chúng không? Học hành ra sao.... Trời ơi ! Lão làm sao đây.
Nhưng biển nước mênh mông , đường tới đích thì đơn vị Lão cũng chưa ai biết. Họ chí biết không phải sống với cộng sản là được rồi. Trong họ chết còn sướng hơn làm nô lệ. Họ đúng. Nhưng Lão càng đúng. Lão không thể đem năm người con phó mặc cho biển lớn , lương tâm không cho phép Lão làm thế.

Nhưng thời gian quá ngắn buộc Lão phải ra quyết định. Nếu ở lại thì Lão cũng có tội với những đứa con lão. Chúng nô lệ, chúng ngu muội, chúng bị đoạ đày cũng do Lão.

Suốt cả buổi chiều nay Lão cứ cầm lấy chai rượu uống ừng ực. Nhưng sự sống chết nó còn mạnh hơn bất cứ loại tân dược nào. Lão cứ uống, nhưng Lão không say được, hay nói đúng ra là cái đầu Lão không cho Lão say. Nó bắt lão càng phải tỉnh.
Khoảng chiều tối sau khi đã làm hết hai chai rượu và ba cái khô mực. Lão ra quyết định.

Mẹ mầy ơi...! Lão gọi lớn.

và khi đã thấy thấp thoảng cái bóng vợ Lão sau vườn thì Lão lại tiếp.

Mẹ Mầy gọi thằng Hai với con Chuột xếp quần áo đi.

Xong Lão thủ thỉ.

Mình nè. Tui tính thế nầy !

Tui gởi thằng Hai và con Chuột cho chú Sáu.

Trong đơn vị tui. Chú ấy tính tình đôn hậu, trung trực. Thuộc hạ tui tui biết. Vợ chú ấy cũng hiền hậu. Lại hiếm muộn, nên tui gởi hai đứa lớn nhà mình nhờ chú ấy trông nom.
Đường sã xa xôi, nguy hiểm bội phần nên tui không thể đem tất cả đi để mạo hiểm. Hai đứa nó cứng cáp hơn thì tui đỡ lo hơn. Tui sẽ ở lại để lo cho 3 đứa còn lại. Nếu đi lọt thì tính tiếp. Với lại thời gian nguôi ngoai chúng nó tự tìm về với nhau. Mình là cha là mẹ mình nên tính thế bà ghĩ đúng hông.

Chờ hồi lâu. Không thấy vợ trả lời. Lão gắt. Hay Bà muốn đi.?

Chị vợ trả lời trong tiếng nấc:

Tui ở nhà.
Nhưng cho chúng nõ đi tui hông nỡ.
Nguy hiểm lắm .

Lão gắt:

Biết thế nào là nguy hiểm !
Tui với bà nhiều phen hành quân cũng nguy hiếm đấy thôi.
Với lại nếu để ở nhà biết đâu còn nguy hiểm hơn. Cộng sản nó tha không. Hay là cả nhà đi tù. Con cái được cho ở biệt lập, để nhồi sọ...

Tui biết cái rũi ro nên tui mới gởi hai đứa nhớn. Coi như năm mươi năm mươi, nếu ở nhà mà sung sướng hơn thì ba đứa ở nhà sẽ hổ trợ hai đứa ở xa và ngược lại . Còn nếu bị bức tử thì chúng ta cũng còn hai đứa đã may mắn thoát được . Mà mình không còn định hướng nào hay hơn. Tui tính thế là hết khả năng rồi. Trách nhiệm làm cha buộc tui phải tính thế bà ạ. Mong sao bà hiểu.

Buổi chiều tối hôm ấy Lão chở hai người con đi qua nhà chú Sáu.

Hội nghị Diên Hồng về cái lưỡi bò 10: tiep theo

Chấn thương tâm lý củng bắt đầu từ. Nam tỉnh dậy đã thấy mình nằm ở phòng điều dưỡng của bệnh viên 108. Sau hơn hai tháng hôn mê và lần được được chuyển qua các bệnh viện từ Huế ra đây. Nên nhớ Nam là một sĩ quan rất giỏi, một trí thức chính quy không phải loại trí thức chạy xô của thời loạn. Anh nói thông viết thạo Pháp ngữ, Anh ngữ... Đã lên tới cấp tá.

Sau một tuần tỉnh lại Anh xin phép về thăm quê. Thăm cái nơi chôn rau cắt rốn, thăm mẹ già lưng còng quanh năm còm cõi, thăm vợ hiền cả tổi thanh xuân ngóng đợi, chờ mong. Để rồi cái tuổi đó cũng theo thời gian trôi đi vào dĩ vảng.

Chiếc xe dừng lại ngay đầu con đường nhỏ dẫn vào nhà Anh. Anh chạy vội về nhà, bỏ mặc mùi hương của cảnh đồng lúa đang đến mùa thu hoạch, mùi thơm hương quê yêu dấu đã từng gắn chặt với cuộc đời Anh. Anh chạy vội đến cống, chiếc cổng làm tạm bợ với những thanh tre chặt vội, đan chéo một cách tạm bợ để ngăn không cho trâu bò vào phá rau. Nổi nhớ vợ lúc nầy đã đến đính điểm. Anh nhảy tót qua cổng rào, cú nhảy của một sĩ quan chính trị tham gia trinh sát giờ đây mới được sử dụng cho riêng con người Anh. Anh chạy nhẹ như mèo, nhanh như báo về phía cảnh cửa chính. Chợt Anh khựng lại:
Tiếng gì nghe thoang thoảng, lúc mạnh lúc nhẹ. 

Bằng phương pháp nghiệp vụ Anh nhận ra đó là tiếng rên của một người đàn bà. Nhẹ nhàng, rón rén, khẻ liếc vào khe hở của hai tấm phên tre. Anh Bàng hoàng sứng rốt.

Ngay giả gian chính, trên cái sập gổ truyền kỳ. Vợ Anh và Lão bí thư xã đang làm cái "công tác" XHCN. Đích thị tiếng rên vừa rồi là của mụ. Hai cơ thể trần như nhộng, đang quằn qoại, quấn chặt như hai con rắn đến kỳ động đực. Một con phát ra âm thanh riên rĩ theo nhịp của cái dùi trống, con còn lại phát ra tiếng phì phì như trâu bị chọc tiết.

Chúng đổi tư thế : Hai tay Lão bí thư nắm chặt hai cái nắm cửa suy dinh dưỡng của mụ vợ Nam véo mạnh, rà soát... Chúng đang làm động tác cào bằng vùng cao, lấp đầy thung lũng theo chủ trương của đảng ...

Nam không còn kịp nghĩ gì nữa Anh chạy vội đi. Anh đã đi theo đảng, đã dâng cho đảng cả tâm hồn, thể xác, một cảnh tay... Nhưng giờ đây đảng còn xin thêm Anh cả vợ.

Cơn đau đầu lại ập đến. Hình ảnh vua Hùng lại hiện ra. Một bóng con voi trắng xuất hiện. Một giọng nói trầm hùng thương cảm như dặn dò.

Thôi con ạ. Con hơn người khác là đã chứng kiến cảnh sinh ra. Rồi đây con cũng sẽ chứng kiến cái tận diệt.

Cũng từ đó một người điên xuất hiện. Cái hình dáng trần truồng vừa đi và thét 

Ta càng phải sống! 

Ta càng phải sống! ...........

Mây chiều u ám, bóng Lão điên đang tiến dần theo quốc lộ 1 A hướng Bắc Giang về Hà Nội. 

Chiều nay trên đài " ra đi ô " phát ở băng tần FM đưa tin : 

" Các tài xế chú ý, trên đoạn Bắc Ninh về Ninh Hiệp có một người điên đang tiến bộ giửa đường , các lái xe nên chạy chậm và tìm hướng tránh.... "

Có Lão xế tài ác miệng còn nói :

Lão đi tìm ông Minh râu.....


Sống trong hy vọng:

Cũng trong buổi chiều ám đạm ấy. Cách xa nơi người điên kia đang tiến bước hàng ngàn cây số. Một cụ già gầy ốm, mặc áo bà ba nâu, đầu quàng khăn, tay chống gậy đang lê từng bước nặng nhọc của tuổi già trên đoạn đường từ núi Sập hướng về ngã tư Đèn Bốn Ngọn - An Giang tiến bước.