Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

Hội nghị diên hồng về cái lưỡi bò.

Viết khi đọc xong tác phẩm: làm sao cho khỏi lọa , NGUYỄN NGỌC TƯ. Đọc vui cho bớt căng thẳng của Biển Đông:Tặng cô Thu Nguyên. Coi như con đã qua tiểu học về thuần Việt.


Hội nghị diên hồng về cái lưỡi bò.

Chuyện lịch sử kể rằng: Ngày xưa Cha Ông ta khi thấy Trung Cộng yêu sách và hạch nhiễu, dương oai tấn công nước Việt Nam ta. Nhà Vua lúc đó là do Thượng hoàng Trần Thánh Tông và các quan trong triều đã có quyết định thật sang suốt: Đó là triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam. Từ đó giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy.

Ngày nay có lẽ chúng ta không còn chờ mong có ngày cái hội nghị duyên hồng ấy lập lại. Mà nêú có thì những thằng xuất thân từ bần cố nông, tuổi thơ suốt quảng trên lưng con trâu, khi buồn thì đưa cái cổ cò hát bài nếu mai anh chết em có buồn không , thì nghĩ chi đến chuyện triều chính.
Đó là xã hội còn tôi, nói thật các bạn nghe nha. Tôi đã hình dung và có lẽ rất rõ hoạc là có thể tôi cảm nhận nó trong mơ chăng. Nhưng nó thật lắm, thật lắm làm tui tin luôn thì phải. Kể các bạn nghe, nhưng xin đừng cười tui nha, kéo ngượng.


Đó là cảnh dạm hỏi quê tôi. Nói đến quê tôi thì các bạn biết rồi đó. Phong tục nó rườm rà, nội một đôi trai gái đến được với nhau , sống cùng nhau tới cái lúc răng rụng lên, tóc rơi xuống cũng đã mất bao nhiêu thủ tục. Mà lại tốn cả tiền lẫn thời gian nữa chứ, không như thành phố, sướng. Đánh ào cái coi như xong. Ở quê tôi nào là dạm ngỏ, ăn hỏi rồi mới tới cưởi hỏi xin cho. Ấy thế mà có chuyện nầy xãy ra ngay hôm ăn hỏi nhà giữa nhà trai là Bác Trung và nhà gái là nhà Cô Việt , mà đến bây giờ tui cứ coi đó là cuộc hội nghị diên hồng về cái lưỡi bò.


Hôm đó: Theo phong tục cưới hỏi nhà trai buộc phải đưa đến cho nhà gái một cái đầu và một cái đuôi của một con thú giá trị, nhưng quê tôi thường dung bằng đầu heo hoạc đầu, đuôi bò. Không phải đòi hỏi gì vì hôm đó nhà cô Việt củng thịt một con bò to bự chảng, cả làng ăn mới hết chứ đừng nói đến xóm. Nói xóm vì Bác Trung và Cô Việt đều là chổ thâm giao đi lại mặt khác đều là người cùng xóm. Thuộc kiểu tối lửa tắt đèn có nhau ấy mà.

Trong khi mọi người đang chén tạc chén thù, chén chú chén anh với bao câu chuyển thủa xưa, rồi chuyện mai sau khi hai gia đình là một. Chắc họ nghĩ cả hai đều độc có mỗi một con nên tính hợp nhất cho nó ấm cả trong lẫn ngoài, cả già cả trẻ đây mà. Thật là náo nhiệt, tiếng vui đùa, tiếng true nhau của đám thanh niên, tiếng thế sự của người già hòa vào nhau làm cho đám hỏi như muốn kéo dài bất tận. Không khí đó sẽ còn mãi nếu không bị tiếng kêu của Cháu Cam, cháu Cam gọi cô Việt là gì Việt, tức em mẹ.


Tiếng thằng Cam rất cao, như muốn réo lên cho mọi người nghe thấy. Nó chạy đến bàn cô Việt đang tâm sự cùng bác Trung, hớt hãi thong báo:

Cô, cô ơi cô! Cái đầu con trâu bên nhà trai đưa qua sao hông có lưỡi hả cô.

Cô Việt mặt đõ bừng, định bụng giã cho thằng cu Cam một cái nhưng lại cố nén nhịn vì đông người. Mắt cô nhìn thắng thằng Cam, sau rồi lại đưa mắt theo tay nó .

Cách đó chừng mừoi thước, trên cái bàn lớn kê dưới bàn thờ các cụ . Bên cạnh mâm ngủ quá là đến chiếc mâm của nhà giai, nó bày một đầu trâu, một đuôi trâu và một ít bảnh phu thê …. Nói chung đò dung dạm hỏi theo tục lệ. Không có gì lạ, rất bình thường, không cầu kỳ cũng chẵng xa hoa, mắt cô đã dìu dịu và đã trở lại nét đẹp vốn có. Trong làng nầy ai cũng nói cô Việt có tuổi mà đẹp nhất vùng ấy thôi. Mà cô đẹp thật, tui nhỏ tui còn biết nữa là.
Sự việc có lẽ kết thúc ở đó nếu như không có thằng Hải say chọc vào. Cái dáng khệnh khạng, lèo xèo của nó đi thắng tới bên chiếc bàn và săm soi. Kiểu của thầy bói sờ chân voi, nó ngó nghiên, lắc tới lắc lui một chặp rồi nhìn về phía bác Trung nói lớn:

Lưỡi trâu đâu. Sao trâu không có lưỡi.

Ông coi con gái nhà nầy câm sao, mà đổi đầu trâu không lưỡi.

Câu chuyện đang bé xé ra to khi các cụ, các bác, các thanh niên đã có tý men bàn tán. Góp ý, nhận xét. … Lúc nầy cái dạm hỏi trở thành vụ tranh chấp đúng sai và ai sở hữu cái lưỡi bò.

Một cuộc cái vã của các cụ ở chiếu trên không ngã ngũ. Cuộc gành nhau của các chú trung tuôi, đến cuộc ấu đã giữa các thanh niên của họ nhà gái và nhà trai xãy ra, dẫn đến cảnh tan tiệc, một số đi nhà thương, số còn lại kẻo nhau lên thôn.

Hai bên nguyên đơn và bị đơn đều chờ ông nghị truởng phán xét. Ông nghị nầy uy tín lắm, người trong thôn đặt cho cái tên là “đi tìm nai sơ nơ “ Tên Việt thì tụi nhóc tui sao biết.

Rõ xui, đúng cái ngày cụ nghị thôn cáo bệnh, ở nhà vì vừa dính đợt sốt khủng hoảng tiền tệ toàn cầu, mấy hôm sốt cao nên chưa thể đi lại được. Mọi nguời la lên, nhưng rồi sau khi bàn bạc cùng ông Lao, ông Cam, bác Thái, …. Nói chung là các vị bô lảo thôn đành quyết định chờ ông nghị phó “Yêu nai chết, sét ta dét, ắm em đi ca"
Ông nghị phó cũng uy tín lắm, nguời ta bảo có phần lấn lướt ông trưởng. Ai biết được thực hư ra sao:

Còn tiếp.nhưng vì lỗi chính tả nên con đang cố sửa.
Trần Văn Huy.

Ra Hà Nội 2:

Chiếc xe ca màu trắng bạc theo kiểu hải âu cũ đang gồng mình lăn những bước vất vã qua đoạn đường gồ gề trước cổng bến. Kể cũng lạ: Xe bắt đầu từ bến rồi mới lăn trên đường, nhưng hình như giữa đường và bến luôn luôn có một cái gì đó xa cách, nên hầu như trước của bến lúc nào đường cũng xấu. Nói theo chiêm tinh có lẽ là trái mệnh.
Bầu trời màu hè làm cho quang cảnh sáng lòa, chói lóa qua những rạng phi lau khi phán xạ trên những giãi cát trắng làm cho mọi vật trở trên mờ lòa và xiêu vẹo khi chiếc xe đi ngang. Trên xe Bác tài đã bắt đầu tăng tốc khi đã lê la suốt một ngày qua hai tỉnh để bòn rút và nhồi nhét những vị khách cuối cùng như không còn chổ để đi. Thôi thì nghề nào nghiệp nấy, người ta kinh doanh thì người ta phải tích cực chứ.
Khổ nỗi có lẽ tuổi thọ của chiếc xe có khi còn bằng tuổi của Bác tài và các hành khách cộng lại ấy chử. Nó già nua, nó gầy còm ốm yếu như con trâu già nhà tui mà mới đây thôi mẹ tôi phải cho nó vào lò mổ khi quyết định để tôi đi thi. Con trâu già gắn với gia đình hơn hai mươi năm nên không ai nỡ giết thịt, thế mà.