Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2010

Tư tưởng Tùng Phong " Ngô Đình Nhu" - Cảnh bảo về hiếm họa Trung Cộng:

Một tác phẩm hay chưa phải là một tác phẩm kinh điển . Nhưng một tác phẩm hay trong một thời điểm đang xét có thể là một tác phẩm kinh điển mai sau . Tại sao nói thế . Vì nếu tác phẩm đó có tính thực thế và có tính nhân đạo, nhân văn , luân lý lớn và có phương pháp khoa học và được thời điểm sau nhận định là đúng . Một quổn sách hay không đơn thuần vì nó bán chạy, không phải vì màu sắc bìa, củng không phải vì thị hiểu bộc phát của người đọc, mà số lượng đó có tính bộc phát, củng không phải vì nó có nội dung đáp ứng được đại đa số người đọc . Một tác phẩm hay có thể ít người đọc và ít người hiếu trong thời điểm nó ra đời … Một tác phẩm hay là một tác phẩm tồn tại theo thời gian . Tác phẩm đó xét theo sự trôi của thời gian vẩn không mất đi tính thực tiến . .. Dần dần nó trở thành kinh điển .

Ngoài ra một tác phẩm kinh điển là một tác phẩm mang tư tưởng lớn . Thế nào là một tư tưởng lớn . ? Tư tưởng lớn là chỉ đường, chỉ hướng đi theo những gì mình thấy một cách thẳng thắng, với sự chân thật từ chân tâm của mình, không vì lợi riêng cho mình hay gia đình phe nhóm của mình (1). Tư tưởng đó có khoa học soi rọi , có đạo đức luân lý làm nền tảng, đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng, của xã hội và mang tính toàn cầu, mang tính thời đại …

Trong lịch sử dựng nước đến nay , nước ta có nhiều nhà tư tưởng, luân lý lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bính Khiêm, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…. Những tư tưởng đó ảnh hướng ít nhiều đến vận mệnh dân tộc … Ngoài ra còn có tư tưởng Tùng Phong “ Ngô Đình Nhu “ . Được thế hiện dưới đây qua tác phẩm “ Chính Đề Việt Nam “ .

Với cái nhìn nhỏ hẹp và kiến thức nông cạn . Tôi không đi sâu vào phân tích toàn bộ . Mà chí đề cập đến khía cạnh Trung Cộng được nêu lên trong tác phẩm nầy . Mà giờ đây khi ta nhìn lại sự trổi dậy của Trung Cộng như một tất yếu lịch sử và đã được chứng minh, ngay thời điểm hiện tại , thì qua lời trích trong tác phẩm đã cách đây 50 năm đã được nói đến , khi mà cuộc chiến giữa một bên là chủ thuyết cộng sản đang phát triển dữ dội và được người dân cùng khổ úng hộ một cách cực đoan, và thành trì Nga Xô . Một bên là khối tự do TB tạm gọi là Phương Tây .

Trong Chính Đề đã phân tích mặt tích cực hay thuận lợi của Trung Cộng về mặt địa lý cũng như về tích chất thời cuộc, tác giả phân tích như sau: Tuy bản việt ngữ dùng từ ngũ cộng sản, nhưng vì tính nguyên văn . Nên tôi tạm để nguyên nhưng có them ngoặc kép:

Trích:"

Vì cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương dừng vào một giai đoạn quyết liệt, bên nào cũng nỗ lực tìm đồng minh, cho nên một mặt Tây phương lần hồi trả độc lập lại cho các nước bị trì, giúp đỡ phương tiện phát triển bằng Liên Hiệp Quốc, bằng kế hoạch Colombo, bằng viện trợ trực tiếp, v.v… Một mặt khác cũng với mục đích tìm đồng minh, Nga đã giúp đỡ các cuộc chiến tranh “giải phóng” và cũng giúp đỡ phương tiện phát triển cho nhiều quốc gia.

Từ hai mươi năm nay, từ ngày đại chiến thứ hai chấm dút, chính trị thế giới giữa hai khối, tự do và Cộng Sản, đều do các sự kiện trên đây quyết định. Sự viện trợ cho các cường quốc Tây âu theo kê hoạch Marshall sự phục hưng Tây Đức và Nhật Bản, sự viện trợ cho các quốc gia vừa độc lập, tất cả đều nằm trong một kế hoạch hoàn cầu của Tây phương để liên kết các đồng minh, trong một chiến lược vĩ đại bao vây Nga Sô. Đối lại, sự giúp đỡ cho Trung Hoa phát triển, sự viện trợ cho các quốc gia chống Mỹ như Cuba, tất cả đều nằm trong một chiến lược hoàn cầu của Nga Sô để phá vòng vây. Cho đến các phát minh về không gian cũng được dùng vào việc liên kết đồng minh trong cuộc chiến đấu vĩ đại giữa Tây phương và Nga Sô.
Đối Với Các quốc gia, trước kia đã bị bán thuộc địa hóa, hay bị thuộc địa hóa, các sự kiện trên thật không phải là một cơ hội hiếm có, vô cùng quí báu hay sao? Tự nhiên độc lập được phục hồi và tự nhiên được viện trợ để phát triển.

Cho đến ngày nay, bao nhiêu quốc gia đã nắm được cơ hội để phát triển? Chúng ta chỉ thấy có Trung Hoa."

Như vậy: Xét về tính lịch sử, xét về tính cơ hội rõ ràng ngay từ thời đó Trung Cộng đã có cơ hội . Hay nói chính xác hơn, trong khi Nga Xô mong muốn củng cố cái thành trì của mình, thì Trung Cộng là một vị trí mà bản thân Nga Xô mong mỏi phát triển , mong muốn sớm độc lập . Vì thế nói theo ngôn ngữ hiện đại thì Trung Cộng đã có được những sự đầu tư cần thiết để xây dựng một cơ cấu nhà nước, một quân đội đủ mạnh để bảo vệ độc lập và chủ quyền . Qua đó giản tiếp bảo vệ thành trì XHCN . Chính điều nầy mà Phương Tây gọi là “ đô –mi - nô “(2). Qua đó học thuyết Mác – Lê đã được Mao Trạch Đông lợi dụng như một phương tiện để kêu gọi độc lập và kêu gọi viện trợ từ Nga Xô để củng cố quốc phòng . Đây chính là điểm khác biệt về mặt bản chất chủ nghĩa cộng sản Trung Cộng và cộng sản Việt Nam. Do cộng sản Việt Nam là cộng sản lệ thuộc, hay đến nay ta có thể tự tin khi nói cộng sản bảo thủ .

Ngoài ra theo chính trị học hiện đại có thể xếp vào chính trị đức tin . Mà đây chính là đức tin mù quảng .

Theo Michael Oakeshott (3) thì kiểu chính trị này khẳng định, mục đích chính của chính phủ là sự hoàn hảo, hoặc cải thiện các điều kiện vật chất, của nhân loại. Mục đích này được thực hiện bởi sự áp đặt của một mô hình toàn diện "của hoạt động dựa trên cộng đồng .

Mà Không cần biết sự tạm gọi là hoàn hảo đó có đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng hay không . Tạm gác ý nhỏ nầy lại . Chúng ta trở lại với việc phân tích tính tất yếu của Trung Cộng .

Như Vậy: Với ngụ ý và đầu óc của Mao Trạch Đông . Học thuyết Macxit chí là một phương tiện, và khi phương tiện đó đã đem lại kết quả. Thì phương tiện hết giá trị . Để củng cố hệ thống chỉnh trị và chủ quyền thì điều sống còn của một quốc gia chính là kinh tế . Như vậy để củng cố kinh tế sau chiến tranh, Trung Cộng có những thuận lợi gì ?

Qua phân tích của Chính Đề cho ta thấy:

_ Số dân đông: Đó là một thuận lợi cho sự thúc đẩy thị trường, thúc đẩy cạnh tranh tồn tại và qua đó thúc đẩy sáng tạo .

Trích:

So sánh với các khối kinh tế vĩ đại như Nga Sô, Trung Cộng, Ấn Độ, Mỹ quốc và khối Âu Châu đang thành hình, chúng ta lại còn không đáng kể vào đâu nữa.
Trên phương diện quân sự, những kỹ thuật nguyên tử tối tân với sức tàn phá mãnh liệt có thể làm giảm đi yếu tố đông dân và tức nhiên số lượng quân đội cao không còn ảnh hưởng nặng nề trên sự thắng bại. Tuy nhiên, lên đến một mức độ nào đó, ví dụ lên đến khối dân số Trung Cộng, yếu tố dân đông vẫn còn là một yếu tố đáng kể.
Vì vậy mà trong trường hợp của chúng ta, nếu chúng ta khắc phục được những kỹ thuật nguyên tử, thì cái họa xâm lăng đối với chúng ta chỉ có giảm chớ không có chấm dứt.
Trên phương diện kinh tế, yếu tố đông dân đối với kỹ thuật sản xuất đại qui mô của cơ khí là một yếu tố quyết định. Dân càng đông thị trường càng mạnh. Có một mức tiêu thụ tối thiểu trong mỗi ngành kỹ nghệ, dưới mức đó sự sản xuất kỹ nghệ không thể thực hiện với các điều kiện thuận lợi. Nhưng thị trường tiêu thụ càng lớn lại là một động cơ thúc đẩy kỹ nghệ càng nảy nở, càng trưởng thành, càng phát triển vì giá sản xuất càng nhẹ và mức lời càng lớn. Đó là lý do tranh giành thị trường trong thế kỷ vừa qua và hiện nay. “


Khi đã xét về yếu tố thuận lợi về mặt chủ quan của Trung Cộng và mặt tự nhiên kế thừa số dân đông . Trong thời gian đó đã đưa ra những yếu tố thuận lợi trong công cộng xây dựng đất nước . Dân đông thị trường mạnh , chúng ta thấy nó một cách đơn giản qua những nhận định sau:

Theo chính sách kinh tế hiện đại có nhiều quan điểm nói lên mối tưởng hổ giữa dân số và chính sách kinh tế vĩ mô như sau:

- Dân số học bi quan cho rằng: Dân số ảnh hướng tiêu cực đến kinh tế.

- Dân số có ảnh hướng tích cực đến kinh tế .

- Dân số đứng ở vị trí trung lập .

Trong thực tế, ba quan điểm lý thuyết trên đều đã ảnh hưởng một cách thực sự đến chính sách ở cấp quốc gia cũng như toàn cầu. Chẳng hạn, trong những năm 80 của thế kỷ trước, do chấp nhận quan điểm thứ ba nên các nước phát triển và tổ chức tài trợ đa phương đã cắt giảm ngân quỹ dành cho " chương trình" dân số.


Riêng bản thân theo một cách chủ quan nào đó . Tôi nhận thấy dân số ảnh hướng một cách tích cực đến kinh tế vĩ mô . Sự ảnh hướng nầy phụ thuộc vào cơ cấu dân số, thế nào là một cơ cấu dân số .

Có nhiều cách để mô phỏng cơ cấu dân số, tùy theo những tác động khi khái niệm cơ cấu đó phục vụ những kết quả mong muốn trong một giới hạn cho phép, nên có nhiều khái niệm cơ cấu số dân như:

+ cơ cấu số dân theo giới tính: So sánh mối tương quan giữa tỉ lệ giới nam và tỉ lệ giới nữ hoạc với tổng số dân.

+ Cơ cấu dân số tỉnh theo tuổi: Trong đó dân số được chia ra làm ba nhóm tuổi.

Trong đó khái niệm dân số của một quốc gia phụ thuộc vào cơ cấu dân số nầy có một tác động lên chính sách kinh tế vĩ mô . Đặc biệt những nước đang phát triển như Trung Cộng, khi xét về số dân ta nhận thấy Trung Cộng có cơ cấu số dân trẻ . Hay số người trong độ tuổi sản suất ra của cái vật chất lớn .

VD: Trong hai gia đình có hai cái chày giã gạo.Một gia đình có 4 người con đã trưởng thành, một gia đình có hai .
Công suất của cả hai cái chày nầy được tính như sau: Trong 8 tiếng hai người tối đa giả được 2 bao gạo .
Như vậy sản lượng gạo được tạo ra lúc nầy phụ thuộc vào số lượng người lao động. Rõ ràng nhà có 4 người con sẽ tạo ra số lượng gạo nhiều hơn, và đặc biệt họ sử dụng phương tiện lao động hiệu quả hơn . Ví như nhà nầy tổ chức làm ca. Thì công cụ lao động đó được họ khẩu trừ nhanh hơn .

Các nghiên cứu gần đây đã đưa ra những quan niệm đầy đủ hơn về mối liên hệ giữa dân số và kinh tế: Sự phân bố của cơ cấu tuổi là một cơ chế tiềm tàng tác động đến thành công kinh tế; nhưng điều này chỉ xảy ra khi một quốc gia có những thể chế xã hội, kinh tế và chính trị cũng như những chính sách thích hợp, cho phép hiện thực hoá tiềm năng tích cực của quá trình dân số. Điều này đã xảy ra ở một số nước Đông Á và Đông Nam Á khi tận dụng được cơ hội dân số cho phát triển kinh tế kể từ những năm 70 của thế kỷ trước cho đến nay. Cơ hội dân số đã đóng góp đến 1/3 mức tăng trưởng kinh tế của Đông Á trong thời kỳ tăng trưởng nhanh của thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước.

Mối quan hệ giữa cơ hội dân số và tăng trưởng kinh tế liên quan đến mức giảm tổng tỷ suất phụ thuộc, bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, khi tổng tỷ suất phụ thuộc giảm, bắt đầu bước vào thời kỳ dân số học gọi là "cửa sổ cơ hội", hoặc "lợi tức dân số" và giai đoạn thứ hai, khi chỉ số này giảm dưới 50%, được gọi là "kỷ nguyên dân số vàng". Kỷ nguyên này sẽ kết thúc khi tổng tỷ suất phụ thuộc bắt đầu tăng trở lại và vượt ngưỡng 50%. Qua số liệu ở bảng 1 cho thấy tổng tỷ suất phụ thuộc của Nhật Bản, Xing ga po, Hàn Quốc đã giảm trong thời kỳ nền kinh tế của họ tăng trưởng nhanh. Tổng tỷ suất phụ thuộc ở Trung Quốc bắt đầu giảm dần từ những năm 70, giảm nhanh trong những năm 80 của thế kỷ trước. Sau giai đoạn khởi đầu cải cách (1978 đến 1992), Trung Quốc bước vào thời kỳ cải cách theo chiều sâu ở thập niên 90, đúng vào lúc mà ngưỡng tổng tỷ suất phụ thuộc bắt đầu giảm xuống dưới 50%. Cũng như Xing ga po, Trung Quốc sẽ có một kỷ nguyên vàng dài tới 40 năm. Ở những nước nói trên có thể thấy, mối liên hệ đáng chú ý giữa các điều kiện chín muồi cho phát triển kinh tế đã diễn ra gặp sự hỗ trợ thuận lợi của biến đổi cấu trúc tuổi dân số theo hướng một nguồn lực lao động lớn đã được cung ứng vào lúc mà nền kinh tế đó có yêu cầu. Sự gặp gỡ của hai yếu tố này đã có tác động thúc đẩy thêm sự thành công của kinh tế.


Như vậy chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Cộng nhằm để tận dụng được cơ cấu dân số trẻ đó là gì? Và nó có đi ngược với lợi ích chính trị của Cộng Sản biến tướng Trung Cộng hiện nay không? Xin mời các bạn cùng tôi xét đến mặt nầy vào phần tiếp theo nhé.
Lại nói: Mao Trạch Đông là người biết rõ nhất chủ nghĩa Macxit chí là một phương tiện. Khi đã giành được chính quyền và khi đã dụ dổ được toàn dân nghe theo, trong cái bóng chủ quyền. Ông ta đã cố gắng lèo lái cái mô hình XHCN theo một hướng riêng. Những cuộc cái cách kinh tế mà bắt đầu là nông nghiệp. Nhằm bảo đảm lương thực quốc nội và đủ để xuất khẩu theo dạng trả nợ chiến tranh. Mà chủ nợ là Nga Xô. Đồng thời tạo đà để xây dựng một nền công nghiệp nặng. Phục vụ những mục đích của ông. Tư tưởng đó là một cuộc Đại nhảy vọt mà sau nầy Giang Thanh là người tiếp nối. Đây chính là bước chuyển tiếp nhằm thay thế dần tư tưởng chính trị Macxit, đó chính là tư tư tưởng được đúc kết từ mất mát và cuộc sống sa đọa của một ông Hoàng bệnh hoạn. Hay nói đúng hơn hệ thống chính trị và quyền lợi Mao. Mà nó chính là mượn đại đa số dân lao động nhằm đạt một mô hình xã hội theo mục đích chủ quan của ông.

Có gì trong " Đại nhảy vọt ". Xin thưa :

Đó là hình thái kinh tế xã hội của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) được thực hiện từ 1958 đến 1960 nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Cộng để chuyển tiếp nhanh chóng, đưa Trung Cộng đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. Mao Trạch Đông đặt điểm tựa của chương trình vào Lý luận sức sản xuất. Mà ngày nay chúng ta đều thấy Đại nhảy vọt ngày nay được đa số mọi người, cả trong và ngoài Trung Quốc, xem như là một đại thảm họa kinh tế. Một con số ước lượng có đến 20 triệu (có thể lên đến 40 triệu) người chết, chính là kết quả những nỗ lực của Mao.

Vậy cụ thế hơn nó là gì?

Đó là bằng cách đó sẽ thiết lập độc quyền đối với việc phân phát và cung cấp lúa gạo. Điều này sẽ cho phép chính phủ mua ở giá thấp và bán ở giá cao hơn, như thế tích lũy vốn cần thiết cho công nghiệp hóa đất nước. Khi nhận ra rằng chính sách này không được quần chúng nông dân ưa chuộng và vì thế có lời đề nghị là nông dân nên bị ép buộc nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ bằng việc thiết lập các nông trường tập thể mà cũng tiện ích cho việc chia sẻ dụng cụ và súc vật lao động.

Khai thác triệt để sức lao động hơn cả bóc lột, tận dụng khoáng sản mà cụ thể là quặng kim loại. Đưa ra kiểu lò nung thép sân vườn....
Tiến hành một cuộc cái cách mới hoàn toàn, triệt để trên phạm vi toàn quốc và bao trùm mọi lĩnh vực. Mà không cần biết sẽ đem đến hậu quả gì... Không cần biết nhân dân có lợi ích gì. Đây chính là lúc tư tưởng và con người Mao bộc lộ. Và là lúc học thuyết Mac - Lê giẩy chết ở Trung Cộng khi nó bị biến tướng qua hình thái kinh tế xã hội khác. Điều kiện lịch sử khác.

Như vậy khi phượng tiện đó không còn. Để nắm quyền cai trị. Cộng Sản Trung Cộng đã lấy gì làm phương tiện?

Đó chính là xây dựng hình thái kinh tế xã hội theo mô hình riêng. Được thế hiện qua câu " Đậm nết Trung Quốc ". Thực ra đây là mô hình mèo đuổi chuột mà Đặng Tiểu Bình đã từng ngụ ý :

Tức là mô hình nầy lai tạo nên rất nhiều mèo. Không cần biết nó là mèo gì. Chí cần biết đã là mèo thì bắt được chuột. Mục tiêu là càng bắt được nhiều chuột càng tốt. Không cần biết nếu bắt hết chuột thì sẽ ảnh hướng tới mèo như thế nào trong chuỗi thức ăn theo sinh học.

Đó là tạo nên kiểu kinh tế có tính chất bắt chước, cạnh tranh có bảo hộ , thương mại có bảo hộ " mậu dịch được bảo hộ" nhằm triệt hạ các ngành chủ lực của đối phương. Hình thành kiểu kinh tế bá quyền.... Từng bước lũng đoạn kinh tế toàn cầu... Ra sức tận dụng dân số trẻ và bóc lột sức lao động của họ.

Vì thế. Bên cạnh những ông chủ lớn. Thì nhiều người dân Trung Cộng không đủ tiền uống cà phê.

Thực ra kiểu hình thái kinh tế cạnh tranh thị trường có sự điều tiết hay bảo hộ nầy không có gì mới. Nhưng cái mới ở đây chính là sự kết hợp giữa kiểu kinh tế TB với bàn tay vô hình " theo Adam smith " và hệ thống chính trị XHCN kiểu Trung Cộng. Nhằm xây dựng một kiểu nhà nước mang dáng dấp "phát xít " bá quyền.
Ngày nay khi nhìn về tình hình kinh tế chính trị của Trung Cộng chúng ta lại thấy giá trị của con người đã dày công nghiên cứu trong chính đề. Thật đáng tiếc, nếu như quyển chính đề được truyền bá rộng rãi vào thời điểm đó. Thì có lẽ nhân dân miền nam vẩn còn tiếp tục chống cộng và chống những tư tưởng cộng sản. Chống lại những cá nhân bị Cộng Sản lung lạc mà tìm mọi cách gây chia rẽ. Vì chúng ta nhận ra được đâu là cái cộng sản cần, và cái cộng sản sẽ làm.... Lịch sử đã chứng minh cộng sản ra sức đàn áp không thua gì phát xít Đức... Sẽ cho ta bằng chứng cụ thể nhất.

Như vậy khi liên hệ đến đất nước Việt Nam thì sao?

Các nhà lảnh đạo Việt Nam cũng đã dần từng bước công nhận sự phi lý, phi thực tiến, phi nhân đạo trong cái lý tưởng cộng sản. Nhưng để xoá bỏ dần cần rất nhiều thời gian, trải qua mỗi một thế hệ sẽ phai đi một ít, cứ thế.....

Mặt khác Cộng Sản Việt Nam không tìm cho mình một lối thoát riêng, chưa tìm ra được đâu là cái mà dân tộc đang cần. Hoạc củng chẳng phải đi tìm mà chí ra sức vơ vét để tiện bề tấu vi thượng sách. Các mô hình kinh tế - xã hội - chính trị của cộng sản Việt Nam hiện nay là một bản " photo " có thay đổi chút ít từ người Anh Cả Trung Cộng.

Trung Cộng có cải cách bình điền. Việt Nam có cái cách ruộng đất.
Trung Cộng có đại văn hoá. Việt Nam có đấu tố địa chủ, đập phá chùa chiền.
Trung Cộng đưa kinh tế thị trường về nước - Việt Nam theo ngay cái kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Đến lúc nhận ra cái hình thái kinh tế xã hội Trung Cộng sẽ gây hại cho các quốc gia gần cạnh thì các vị lảnh đạo đảng lại chạy vạy, van lơn khắp nơi... hầu cứu ván cái thế chế chính trị hiện có.

Nhưng đứng trước thách thức hiện nay. Chúng ta dể dàng nhận thấy Việt Nam chí còn một con đường. Đó chính là tự thừa nhận cái chủ nghĩa dân tộc và mô hình kinh tế tự do... Hoạc là vẩn giữ theo chiều hướng bảo thủ hiện tại để dần lệ thuộc hoàn toàn.

Vì là một người học về điện tử viễn thông. Nên những nhận định trên đây chí là một góc nhìn nhỏ trong một rừng cây rộng lớn. Chí mong đóng góp một ý nhỏ để tìm ra nguyên nhân và giải pháp nhằm phá vỡ cái xung đột hiện tại. Mục đích tìm ra nguyên nhân nào mà nhân dân không còn tin nhà nước. Nhưng những cuộc đấu tranh bất bạo động hiện nay đều thất bại.... Đó chẳng qua là chúng ta chưa tìm ra được đâu là nguyên nhân và đâu là nguyện vọng của cộng đồng. Một khi tìm ra được phương pháp, tư tưởng, hệ quả đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng thì toàn dân đi theo, không đánh củng thắng .....

Chúc mừng năm mới.

Đăng đầu tiên tại TVVN
Ngày 10/2/2010 TVH
Tham khảo:
Chính Đề Việt Nam
1. TIẾNG CHUÔNG TÂN THIÊN NIÊN KỶ
2. Hiệu ứng Domino
3.The Politics of Faith & Politics in doubt
THE STYLES OF MODERN POLITICS
Tham khảo: Cơ cấu dân Số - Sách điện tử:
Cơ hội dân số và phát triển kinh tế - Tạp chí khoa học
Mao Trạch Đông - Chuyển ngữ Khánh Vân

Nguyễn Bỉnh Khiêm và chuyện Khỉ đu dây:

Theo tin mới nhất thì hiện nay phái đoàn khoa học, ngoại giao của cộng sản Việt Nam đã cùng phía Mỹ thảo luận và vạch định về tình hình biển Đông . Vị thế Việt Nam trước tình hình thôn tính biển Đông của Trung Cộng. Như vậy chúng ta đã thấy gánh xiếc đu dây của mười lăm con khỉ đột đang mang hơi hưởng nhích dần về phía MỸ.

Tôi thường ví von rằng: Trò chơi tình hình đối ngoại chiến lược Việt Nam là một buổi biểu diễn xiếc nghệ thuật. Trong buổi biểu diễn với trò đu dây. Trên nền nhạc êm dụi ngu dân và trên sàn diễn chính trị đối ngoại. Có mười lăm con khỉ làm xiết cùng đu trên một sợi dây . Sợi dây thừng được định vị trên cao bởi hai cái trụ lớn. Đó là Mỹ và Trung Cộng . Bài toán đặt ra là cả hai cái trụ Mỹ và Trung Cộng đều ra sức kéo, lực tác động đã đến mức đỉnh điểm và đạt cân bằng khi 15 con khỉ nầy du đều nhau tính từ tâm đoạn dây . Vì lực kéo căng chớm đến ngưỡng đứt nên sợi dây sẽ đứt khi chí cần một con khỉ nào đó tiến về phía một trong hai đầu dây .

Theo định luật con lắc đơn của vật lý, khi sợi giây đứt ( đặt giả thiết nếu đứt) sẽ đứt về phái lực tác động lớn nhất. Vì theo định luật tổng hợp lực newton ta có ba lực tác động. Lực căng T1 phía Mỹ, lực căng T2 phía Trung Cộng và trọng lực tác động bởi hút của trái đất lên 15 con khỉ nầy.

Đặt trường hợp thứ nhất : Một số Từ 1-3 chạy về phía Trung Cộng. Tại sao nói là từ một đến ba, vì rằng khi con khỉ thứ nhất chạy được hai bước tay thì con khỉ thứ hai mới đu theo được một buớc tay, và cứ thế đến con khỉ thứ ba ... Nhưng khi con khỉ thứ ba chạy xa tâm giây thì trọng lực đã đổi chiều và sẻ cộng lực với sức căng của phía Trung Cộng làm cho sợi giây đứt ngay tại vị trí con khỉ thứ tư. Lúc nầy có 3 con khỉ sẻ đu ở sợi giây phía Trung Cộng và sống sót một hoạc hai con , con còn lại sẽ rơi dưới tác động của trọng lực. Còn bảy con kia vì sức nặng nên khi dây đứt lực tác dụng của trọng lực lên phía nầy rất lớn và củng sẽ rơi theo do không thể bám nổi sợi dây, họa chăng một hai con còn bám được.

Đứng trước tình hình Việt Nam ta hiện nay củng thế. Từ khi thôn tính được Miền Nam, đất nước thống nhất và chịu sự điều khiển của cộng sản đệ tam đến năm 1991. Đất nước luôn luôn có đối sách ngoại giao một hướng, trên một sợi dây một đầu là Thành Trì Nga Sô . Khi thành trì nầy tan rã cộng sản Việt Nam vẫn lấy đối sách một đầu dây trên làm lẽ sống. Lúc nầy đầu dây kia lại là Trung Cộng .

Đất nước lúc nầy trở thành tan hoang, ruộng vườn bị xới tung lên, đất đai cằn khô, sông nguồn cạn kiệt. Tài nguyên chẳng còn, rừng xanh thăm thẳm trở nên trắng xóa vì cát bụi, có nơi đỏ au khi có cơn lốc của đất đỏ ba-jan bị xới tung. Dọc theo đất nước là một mình rồng lỡ loét vì khai thác bô- xít, vì đập đá, kẻ đi tìm vàng... Kẻ làm lâm tặc, thứ lâm tặc áo xanh của quân đội. Kẻ mang danh trồng rừng như là trồng cây bạch đàn để chặt cây tấu, cây gõ, cây lim ... Đầu rồng chúng đem thờ kẻ vô thần, đức thánh trần Hồ. Trời ơi là trời ...

Kẻ mang danh khai thác dầu khí, để bán cho dân giá rẽ lại làm cho giá dầu tăng cao. Kẻ thay dân bảo vệ lảnh thổ, ngang nhiên bán luôn lãnh thổ và lảnh hải . Hởi ôi! Thác Bản Gốc. Ơi hỡi Hoàng Sa, Trường Sa.
Cũng chính vì lệ thuộc, củng chính vì vay nợ để đánh chính anh em ruột thịt của mình, mà giờ đây ra nông nổi. Sợi dây nầy càng ngày càng thắt chặt, lúc nầy đây chính phủ càng ngày càng lệ thuộc, càng thôn tính nên càng ít đi, nhóm người nầy càng ngày càng giàu có ... Đó là đảng viên đảng cộng sản. Dưới sức sép của Trung Cộng càng rời xa lợi ích chung, trở thành những tên đồ tế thay mặt Trung Cộng bóc lột tài nguyên khoảng sản . Nhưng chưa đủ chúng bóc lột cả nhân dân, những người đã đổ máu để dựng nên chúng, chúng bán cả người thân... Hàng vạn người phải làm nô lệ nơi quê người, để đóng tiền tô thuế cho chúng . Than ôi câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thức dậy:

Ấy lòng trời xuôi lòng bất nhẫn
Suốt vạn dân cừu giận oán than
Dưới trên dốc chí lo toan
Những đua bán nước bán quan làm giàu

Nhưng sự thế không như chúng nghĩ. Giờ đây cơ đồ chúng củng không giữ nổi. Địa vị của chúng củng khó bảo toàn. Trung Cộng càng ngày càng thâm ác. Chúng muốn yên, muốn nô lệ, đã đưa con dân vào lòng nô lệ mới. Nhưng Trung Cộng muốn chúng bán cả thân xác, bán cả linh hồn, cha mẹ, con cái cho chúng. Đất đai thì chúng đã bán từ lâu. Lòng dân oán thán, con dân nước Việt bắt đầu nhận ra cái phi thực, cái vô lối trong chính sách điều hành hiện tại của nước nhà.
Giờ đây một vài người đã tỉnh ngộ, tìm cách chạy tránh xa con mãng xà độc ác. Đi kêu cầu con chim ưng, lúc nầy rợi đây đang đứng đúng vị thế của nó chăng?

Xu hướng quốc tế hóa biển đông như là một giải pháp tốt nhất trong tình hình hiện nay. Chí có Hoa Kỳ, kẻ có thể ngăn chặn bước tiến bành trưởng của Trung Cộng đối với Việt Nam nói riêng, với khu vực và khối asia nói chung. Cộng Sản Việt Nam rõ ràng đang muốn cùng chia sẽ quyền lợi, và muốn thế giới cùng đặt quyền lợi lên biển Đông. Lúc nầy biển Đông sẽ là nơi chung nhau quyền lợi. Và khi một lý do nào đó của Trung Cộng ảnh hướng đến Việt Nam, thì kéo theo ảnh hướng đến quyền lợi Mỹ . Nhưng khi xét về lâu dài. Giải pháp nầy khó bảo toàn được, một khi có sự thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Cộng sãy ra. Như trước đây con chim ưng đã bắt tay con mảng xà để bỏ rơi VNCH mấy chục năm về trước.

Khi nói về nội bộ trong chính phủ Việt Nam hiện nay. Những người xúc tiến quan hệ với Mỹ thì đó là đối sách của những phần tử cấp tiến trong chính quyền Việt Nam hiện nay. Nhưng do ý thức hệ xã hội chủ nghĩa đã ăn sâu vào tiềm thức của một số còn lại . Số nầy đã lệ thuộc và cố bám chặt Trung Cộng để duy trì thể chế chính trị XHCN tại Việt Nam. Khi quyền lợi bị lung lay thì có thể cầu viện Trung Cộng, khả năng trở thành Lê Chiêu Thống thứ hai . Vì thế bạo loạn có khả năng sảy ra, khi quân đội Trung Cộng với danh nghĩa ổn định Khu Vực tiến vào Việt Nam, nhằm giữ vững thành trì hiện có và duy trì lệ thuộc. Chúng tiếp tục đàn áp phong trào xảy ra vì tính tất yếu của xu thế thời đại và của thành phần cấp tiến trong chính phủ hiện nay. Khi bạo loạn xãy ra: Những mất mát về người và của là không thể tránh khỏi. Sự đau thương và chết chóc là tất yếu - Lúc nầy chính là lúc toàn dân phải mất bảy còn ba . Tại hạ đặt ra trường hợp xấu nhất nhưng vẩn mong sao nó đừng xảy đến.

Khi chúng ta nhìn từ vị trí khu vực. Các nước phía đông nam Trung Cộng củng đã có cái nhìn trước về khả năng ăn thịt của con mãng xà Trung Cộng. Nên thành lập liên minh asia, khối asia... Xét ra đây là hướng đi đúng đắn nhất về sách lược. Nhưng đã bao năm. asia hình như không lớn mạnh hay có thể nói là đứng vững hoạc khả năng liên minh quân sự là điều chưa ai nhìn thấy. Nên sợi dây đến với khối nầy là mơ hồ và lỏng lẽo, và có lẽ mất nhiều năm sau may ra còn có thể hình thành được.
Củng theo xu thế chung và quy luật tiến lên của loài người. Thiết nghĩ những ai ngu dại nhất cũng không mong muốn đặt đất nước đi theo hướng thứ hai. Nhân dân ngày nay đã nhận thử rõ sự lũng đoạn của chính phủ về kinh tế, suy đồi về giá trị tinh thần. Người dân sống kiểu chạy xô qua bữa, hoạc chạy xô chiếm đoạt và giành giật . Cho nên không ai mong muốn một sự lệ thuộc về phía Trung Cộng, để rồi thực trạng xã hội ngày một tồi tệ hơn.

Nhưng nhiều người dân còn hy vọng với sự lèo lái của chỉnh phủ mà: Vừa đu dây cả Mỹ và Trung Cộng hiện nay, chờ thời cơ khi khối asia có thể đứng vững . Trong sự đứng vững của khối nầy kéo theo sự đứng vững của chính quyền. Sự lệ thuộc tất nhiên sẽ giảm dần .
Đó củng là một hướng, nhưng khi chúng ta xét tiếp thực trạng biển Đông hiện nay. Thời gian để cho asia đứng vững là bao lâu . Không ai có thể trả lời một cách chắc chắn. Trong lúc nầy biển Đông đang mất dần. Vậy thì biện pháp chờ e rằng không thích hợp nữa . Đất Nước cần phải có biện pháp cứng rắn, kiên quyết và quan hệ Mỹ.

Đứng trước tình hình bất ổn biển Đông hiện nay thì Việt Nam chí còn nước bám chặt Mỹ . Nhưng khi đặt quan hệ với Mỹ, bởi Mỹ là một quốc gia đặt nặng tự do. Tự Do hai chữ luôn luôn là chiến lược hàng đầu của Mỹ. Khi chơi với Mỹ và để Mỹ bảo trợ thiết nghĩ vẩn đề nhân quyền, tự do tôn giáo phải được cải thiện trước tại chính Việt Nam. Lúc nầy là lúc diễn biến hòa bình lộ rõ tại Việt Nam và khả năng thành công rất cao. Thiết nghĩ nó củng là chân lý của mọi con người và của toàn cầu. Chí có cộng sản mới kìp kẹp tự do.
Qua đó kéo theo cho chúng ta sợi dây dân chủ nhân quyền và các tiếng nói người dân sẽ được bảo vệ. Chính nó lại là động lực để thúc đẩy đa nguyên. Cho dù có chết bảy còn ba nếu trường hợp xấu nhất khi bè lũ cực đoan còn lại kêu gợi quân đội Trung Cộng để bảo vệ thành trì và đè dẹp các phần tử cấp tiến đi nữa, một khi phần tử cấp tiến nầy công khai đa đảng, thì có lẽ lúc nầy hai câu:

Hiệu xưng thiên hạ thái bình
Ðông Tây vô sự Nam thành quốc gia .

Đã nhìn thấy dấu hiệu khi quốc tế hóa biển Đông và trò đu dây của chính sách đối ngoại chiến lược hiện nay. Chắc chắn rằng dân Việt sẽ làm được vì sự tồn vong dân tộc và chính nghĩa tất thắng. Chúng ta cùng chờ mong.

Trần Văn Huy