Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010

Anh Vịt Kiều và củ khoai thứ mười - hoi nghi dien hong 13:

Lão ngồi đó. Ngồi ngay chính cái ghế Lão vẫn thường ngồi. Lão ngồi rụt hắn lưng vốn đã còng nay lại càng thêm vì tiếng cười Đát - Kỷ. Tiếng cười nghe rất tự nhiên, tiếng cười như không màng đến thế sự, nhưng thật ra nó làm cho người ta liên tưởng đến cảnh tan nát, sụp đổ.

Nhưng hình chung Mụ cũng đã nhận thức được cái thực tế cuộc sống, cái xã hội mà Mụ đã trở về. So với trước đây. Lúc mụ chưa đi ra khỏi cái thôn nầy thì cách ăn nói của mụ khác. Bây giờ, khi lão có tình gióng đôi tai già yếu lên nghe. Cái đôi tai bây giờ cố gắng lắm vẩn chí nghe câu được câu chăng, nhiều lúc nó như cây " antenna" nhiễu sóng, ù ù chốc chốc lại bì bỏm. Lão cố nghe và nhận định sự khác biệt. Lão nghe nói đến chú Sáu, nghe nói về cái tự do và an sinh xã hội. 
Cô nầy thế mà khá. Lão tự nhủ thầm với chính mình. Tuy bề ngoài như thế nhưng còn hơn cái thằng Dô - Li hay Dô - La gì đó. Mụ còn tìm về quê hương, sống hòa nhịp như khi mụ từng lớn lên và đấu tranh cho công bằng xã hội, cố gắng cho người ta biết cái tự do đích thực. Hay chính ra mụ không thể bỏ nó, mụ cũng chắc quên cái chân chất, thật thà... Thành ra trong Lão, Mụ vẩn còn đẹp chán.

Nhắc đến cái thằng Dô - li. Cái thằng một năm trước về đây thăm Lão. Cái thằng nghe nói là người yêu của con gái Lão bên kia. Nói người yêu thôi. Chứ đã sống như vợ chồng lâu lắm rồi, bọn nó chí còn chờ cái cưới xin cho nó bình thường như những người khác thôi. Cái thằng một năm trước nhân dịp về Việt Nam đã ghé thăm Lão. 

Lão nhớ rõ lắm. Nhớ rõ cái hành động Lão đuổi cố nó ra khỏi nhà lão, khi Lão thấy cái quan niệm sống, cách sống... Trong con người kia khó mà chấp nhận. Lão nhớ lại cái ngày hôm đó.


Sau hai hôm, tính từ khi con gái Lão gọi về bảo lão ra đón nó. Cái con chẳng ra gì. Sao lão phải ra. Lão đón ai? Ai là người Lão phải đón?. Nghe qua Lão buồn lắm. Nhưng thôi. lão sai thằng Tư hôm sau đưa cái " xe hơi" rách nát hiệu " corrona - toyota " gia đình ra đón nó.

Cái thằng. Chưa tới nhà, khi chiếc xe đang ở bên kia cầu. Nó xuống xe đi bộ vào nhà cùng thằng tư con trai Lão. 

Hôm đó Lão vẩn ngồi đây như thường lệ. Nó vào nhà, Lão ngồi đó. Nó tự nhiên như chổ không người, cởi nốt cái áo phông thành trần trục trục ngồi xuống đối diện Lão.

- Nóng quá, nóng quá.

Cái thái độ đó đã làm cho Lão bắt đầu khó ưa. Lão quay qua bảo vợ Lão, đang ngồi cạnh Lão.

- Mẹ mầy ra hỏi ông trời xem. Sao nóng thế. 

Chị vợ sống bao năm với Lão biết tỏng Lão nói ai rồi. Nên chí biết nín thinh.

Lão tiếp.

- Tư ơi ! Con đem Anh ra sau nhà. Lấy nước cho Anh tắm rửa cho mát đi con.

Chưa đầy năm phút sau, Lão đã nghe tiếng la của nó từ sau vọng tới. 

- Nước bẩn quá, bẩn quá.

Cái thằng nầy. Cả cái làng nầy ai cũng biết nhà Lão đã dùng lọc nước, dùng kỷ nghệ của Phần - lan hẳn hoi. Chẳng qua là cái lu Lão vẩn để dùng. Cái lu bao năm nay vẩn làm tốt cái công việc của nó. Gần đây nó chí toàn đựng nước sạch, cái nước được chiết xuất từ kỷ nghệ mới. Không phải là thứ nước được múc ở cái cầu ao tắm giặt, rồi đánh phèn lên ăn như hồi xưa đâu mà kêu dơ, kêu bẩn.

Cái dáng trùng trục, cái đầu tròn lông lốc, không một cọng tóc đã nói lên cái tính đầu trâu khó bảo. Nó đi thắng lên phòng khách, đứng trước mặt lão. Chống mông vào mặt Lão, khi nó cúi xuống lấy cái chai nước nhản hiệu La - Vi của Việt Nam. Nó đứng đó, tay cầm cái chai tu ừng ực. Văn hóa quá ....

Lão đổi chất giọng , lão nhỏ nhẹ:

- Đồ - Lỳ ở Việt Nam quê ở đâu?

- Con ở " Hà Lam Linh ". Nó trả lời.

À ra thế. Nó, chính nó đã được sinh ra nơi cái vùng quê Bắc Bộ, cái vùng cũng không xa Hà Nội là mấy. Con người Bình Lục không phải là loại không biết sống. 
Lão nghĩ : Sao nó có thể quên được, trong lúc mọi người cố quên mà hổng thế quên.

Ai chứ Hà Nam, Nam Định, Thái Bình thì Lão biết. Cái biết của một thiếu tá thì quá rõ. Cái vùng quê được ví " chín củ thành mười " nầy rất là chịu khó. Cái thằng hư thân mất nết nầy không thể không biết.

Cái tấm thân to khoẻ, trắng trẻo kia có được là do ăn đúng củ khoai thứ mười chăng?


Cũng sau câu nói đó. Lão thở dài. Số phận và hy vọng. Cái hy vọng cho chính tương lai con cháu, niềm tin của chính Lão mất hết rồi chăng?

Lão nhìn chằm chặp vào thằng Do - Li Đồ - Lì, con mắt Lão trừng trừng nhìn đến phát khiếp. Con mắt ấy nhìn một hồi lâu mà không hề chớp.

Đúng, đúng rồi. Đúng là người Việt.

Nhưng đâu phải riêng nó. Hay củng đâu phải thời nay nó thế. Củng đâu phải thời Lão? Lão tự hỏi bản thân. Cùng thời với Lão có những con người một tuần ngồi trên phi cơ bay khắp bầu trời. Đi qua cả những nơi có nền văn minh bậc nhất. Nói về thời đó có ai nói Mỹ văn minh nhất đâu. Kiệt tác thế giới hầu như ở Pháp mà.

Thế nhưng khi họ về. Đặc biệt vào những lúc hành quân. Ví dụ như năm 1972 thì sao. Những con người từ chốn văn minh ấy sẳn sàng chui lúi chốn rừng sâu. Họ ăn lá rừng, uống nước suối, nước khe. Có người để sống đã uống nước ở vết chân con hươu con nai để lại. Họ có bẩn có dơ không? Chính vì thế họ đã vẽ lên hình tượng " Quan Tài Ba Đèn Cầy ". Quang vinh một cõi.

Đó là cách sống, chân lý sống và quan hệ sống. Cũng ở chốn văn minh, sao Đồ _ lì nầy không được đào tạo. Có thể chờ mong vào lớp người nầy không? Đất nước rồi sẽ có ai.

Lão buồn quá, cái nhìn trừng trừng giờ đã sập xuống. Lão nói với vợ với giọng thiểu não, u uất, nặng nhọc...

Bà nói mấy đứa con. Ra ngoài thuê cái xe tôn tốt , rồi chở nó về Sài Gòn. Xong thuê cho nó cái khách sạn tứ tế cho nó ở.
Thanh toán tiền cho nó. Khi nào nó ra phía Bắc thì thôi.
Cho nó đi ngay. Tôi mệt lắm.

Ngay sau đó. Một chiếc Pra _ Do từ hướng núi sập phóng vút đi. Khói bụi mịt mờ. Bỏ lại sau lưng mâm cơm dọn dở và công của người Mẹ chân quê.


1 nhận xét: