Thứ Năm, 22 tháng 10, 2009

Hội nghị Diên Hồng về cái lưỡi bò 7:

Gia đình nhà cô Việt:

Cô Việt người bị đơn, nhưng đáng ra cô là nguyên đơn mới phải. Nói cô Việt chứ thực ra để nói đúng thì phải nói người nhà cô Việt., anh em cô Việt. Cô Việt giờ chí mỗi cô con gái, nhưng anh em cùng ở một nhà, tình thâm máu mũ chắc cũng đến vài chục người. Người phụ nử đại diện cho sự vất vã, nổi khổ cực và nhiều nước mắt nầy lại tạo nên nét kiêu hãnh và được sự tôn trọng của cả mọi người trong thôn.
Cái đáng nói là con cô Việt. Cô con gái theo con lão Trung, làm gì, ăn gì cũng lão Trung, Một lão trung, hai lão Trung.
Chính vì thế mà đưa về dạy cho tụi thả trâu bọn tui học những từ lạ hoác à.
Vĩ dụ thế nầy nha:
Chữ C: Mẹ tui dạy tui đọc kiểu như “ xê” , cúp “ C- xê 1 “ chẳng hạn.
Chị ấy bảo sai. Phải đọc là cờ mới đúng. C: cờ. Nó hình như dễ đánh vần, phát âm hơn thì phải. Vĩ dụ:
A cờ ác …. C … ác …. Nặng …. Cạc . Con – c..c. Vần hơn nhiều.
Nói chung chị ấy đưa toàn sách lạ, nó chả giống sách trước đây. Thấy nhiều lần Chị toàn nói: hào lạ, hào quen., suốt ngày cứ hào lạ, hào la… Tui bực mình gắt:

Chị nói chẳng giống ai.

Chị đưa mắt nhìn tôi. Với giọng nguýt môi, Chị bảo:
Vẽ chuyện, biết cái gì.
Cách mạng văn hóa đó, hay còn gọi là đại văn hóa. Biết chửa.

Chị vừa nói vừa cầm lấy cái tai tôi, véo mạnh một cái, nguýt môi bỏ đi.

Sau nầy tui mới biết đại văn hóa là văn hóa mới. Mới tức là không cũ, không thuộc về củ như đồ vật cũ, trâu bò cũ, gạo cũ, nước sôi để nguội cũ vân vân và vân vân.. . cũ. Cách mạng là thay thế, là làm cái mới, bỏ đi cái cũ. Ghép hai chữ ấy với nhau thì tức là làm văn hóa mới, bỏ đi văn hóa cũ … Trong nhà, ngoài ngõ có sách báo cũ, tranh củ, chùa cũ, nhà thờ cũ …tư tưởng cũ đều phải đốt đi, phá đi xây cái mới… Cho nó có văn hóa. Thậm chí con người cũ cũng thế, chung nhau với những cái kia.. Đốt hết đi. Trồng con người mới. Xây dựng các thiên thần, vị thánh mới, tạo nên các lời tiên tri giả, làm cho người thường lên thánh....Đó là con gái cô Việt. Còn Anh con trai thì tụi tui nghe nói đi đâu rất xa, có tin nghe nói đã chết. Ấy quên phải nói là hy sinh chứ:
Hy là hi vọng. Sinh là sinh ra, là sinh tồn, là tái sinh… Như vậy hy sinh tức là hi vọng tái sinh.

Úa cha: vô thần cũng có tái sinh. Mới quá hỉ.

Nói thế thôi. Nhưng Chị và người của Chị đều thuộc vào hàng hoạt bát, năng động cộng với mưu mô thuộc hàng bậc nhất. Có tiếng nói và có thế lực trong cái danh gia vọng tộc nầy. Tuổi trẻ tài cao: Chị đã biến không thể thành có thể. Biết chịu đựng gian khó và trong mình cũng luôn luôn nuôi mộng bá vương. Cũng chính vì thế nên cuộc đời Chị phải cầu cạnh, phải nịnh nọt… Để với mong muốn sự nghiệp của mình thành công. Mà nó thành công thật:

Đó là cái thủa vào những năm 1930. Lúc đó, Chị nhớ rõ lắm.
Thời mà cái từ dân tộc, Đất – Nước chẵng ai dám viết, chẵng ai hình dung ra cái hình dạng nó ra sao, đất nước đi đâu và về đâu. Cuộc sống trần thế lúc nào cũng có hai mặt mâu và thuẩn nên bên cạnh sự truyền bá văn minh cho người Việt thì đế quốc Pháp cũng qua đó thiết lập chính sách trị vì. Mà anh em còn đâm chém nhau huống hồ người ngoài. Thực tế đã trãi qua trước mắt Chị làm Chị suy nghĩ. Cùng trang cùng lứa thời đó có những người kiệt xuất xét theo phương diện một con người như: Phan Bội Châu, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tất Thành …. Tất cả họ cùng với Chị đã nhận ra sự nguy hại cho dân tộc, cho giống nòi.

Nhưng hỡi ôi: Số phận của mỗi người khác nhau, dẫn theo cách làm của mỗi một con người nầy cũng khác nhau. Nhưng hậu quả của của các phương pháp khác nhau đó đã ảnh hướng rất lớn đến vận mệnh dân tộc.

Hôm nay đây. Khi Chị đã đứng trên đĩnh của tột cùng danh vọng. Cai trị con dân đất nước nầy Chị cảm thấy như không còn một chút sinh lực để sống. Chiến tranh cam go, nhưng nhờ tài luồn lách, xoay xở, quan hệ có, vay mượn có…. Mới có được thành công như hôm nay.

Chị thầm cảm ơn cái gọi là lý thuyết vô sản. Hay thật. Cái hay của nó không phải ở cách làm, cái cốt lõi ở chổ nó có thể dùng để kêu gọi, để tập hợp. Đây có thể nói là lý thuyết cứ đi mãi trên sa mạc, nếu không chết ắt sẽ gặp nước.
Trong giai đoạn đó, người dân cùng khổ coi nó như một thứ nước nhiệm mầu. Cái nhiệm mầu của hứa hẹn. Của mơ ước, vổn dĩ cùng khổ. Khi đã khổ cùng thì hy vọng còn lại chính là mơ ước, ước mơ. Ra đời đúng lúc, thời cơ là cái quyết định, một cái cọc được dựng lên bằng chất liệu giả tạo ở giửa biển củng có thể là cứu cảnh. Là đích đến, là sống còn… Và chính cái đó tạo thành chế độ.

Nhưng đó là thời chiến. Còn cái thời nay. Cái lý thuyết kia trở nên như một đống bùi nhùi, một thứ hạ đẳng, thần kinh chăng?
Chị thầm nghĩ:

Còn tiếp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét