Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Khóc thương cho sự lầm than

Tôi ít khi xem một đoạn video hay đọc một bài viết mà có cảm xúc thôi thúc để viết một đoạn comment như lần này. Hôm nay hầu hết người dân Bắc Hàn đang khóc thương cho một người mà họ xem là một lãnh tụ, có công không khác vị cha già dân tộc.
Sự kiện này như là một sự tuần hoàn của lịch sử, đất nước Bắc Hàn đã hai lần khóc thương. Họ khóc thương cho một người mà nước mắt còn rơi nhiều hơn là khóc thương cho những nạn nhân trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản.
Tôi nhìn họ khóc mà nhớ lại mình đã xem một đoạn phim tài liệu ngắn, khi tên tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh qua đời, hàng triệu người miền Bắc thời đó đã có những giọt lệ khóc thương. Trong tài liệu đó, hàng hàng các em học sinh, với đôi mắt mở to,trên cái khăn quàng đỏ đã khóc hu hu... Kiểu khóc theo hội đồng, hay là thấy các thầy các cô khóc thì củng khóc theo, hay đó là kiểu lan truyền của hiệu ứng tâm lý...
Mấy chục năm sau, cũng xem phim tài liệu đó, bà hàng xóm cạnh nhà tôi, bán nước chè đầu ngõ phát biểu một câu xanh rờn:
" Hồi đó! Tui khóc nhiều lắm, thương Bác lắm, cả đời không vợ không con... Nhưng bây giờ mới thấy phí. Đáng ra mấy thằng cán bộ khóc thì đúng hơn..."
Câu nói lững ấy quả đủ cho mọi người ngồi uống nước chè mỗi sáng. Những giọt nước mắt đó quá là phí phạm cho một con người vinh thân phì da, cho một con người đá nướng hàng triệu dân đen cho cái mục đích nô lệ Cộng Sản Quốc Tế. Cho cái nạn tham nhũng mà ngày nay đang lan tràn của mấy thằng Trung Ương mà hồi chiến tranh Bà làm gì thấy có thằng nào.
Hôm nay đây, người dân Việt Nam xem cái video này, chắc chắn có sự xung đột trong gia đình, trong công ty, ngoài phố... Kiểu xung đột kẻ khóc người cười. Khóc vì lầm tưởng, cười vì thấy nó khả ổ, kẻ lặng thinh vì nhận ra thật đáng thương cho những con người còn trong tối tăm chưa thể thoát được.
Đáng thương không chỉ dừng ở đó, họ khóc, con họ cũng sẽ khóc... Cháu họ cũng khóc. Nó là sự định hướng của cái xã hội chủ nghĩa quái thai và dị dạng. Họ khóc mà không biết khóc vì ai, cho cái gì... Để rồi nước mắt khô đi, khi chính anh em, cha mẹ, bà con ra đi không có người đưa tiến.
Rồi đây, khi thời gian trôi đi, chế độ mới hình thành, văn minh nhân loại sẽ làm rõ công hay tội... Thử hỏi họ có còn nhớ chăng, một lần mình đã khóc...

Lý Đông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét