Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2009

Hội nghị diên hồng về cái lưỡi bò 2:

Sân đình:

Hôm sau:
Già trẻ gái trai tụ tập trước sân đình lát gạch theo kiểu lát cũng được mà không lát cũng chả sao, viên thấp viên cao. Chờ phán quyết từ ông nghị phó. Mới sáng sớm mà sân đình đông ghẹt người. Trong gian chính điện, vị trí trung tâm được đăt một cái chiếu rộng. Quê tôi gọi là chiếu trên. Chiếu trên nó cũng có muôn loại, loại trung tâm thì có một, tiếp đến hàng 2 cũng được gọi là chiếu trên, rồi mới tiếp chiếu ngoài hiên cũng chiếu trên, rồi theo cấp bậc cứ thế xếp ra sân cho đến tận nhà bếp.

Chiếu trên cùng: Nơi dành cho cụ nghị và các nhân viên của ngành như ông “ ôi ba má ơi” bên an ninh và trật tự xã hội, bà bill … Chiếu thứ 2 kế tiếp là các ông: ông Thái, ông “ mầy lại xì à” bác Phi,….
Nhưng hôm nay trên chiếu ấy có thêm một người lạ, nghe đâu tên là cụ Đài từ xóm bên qua.
Kế tiếp là hai hàng chiếu trải dọc cho các bên tranh chấp về cái lưỡi bò.
Con cháu trong thôn tỏa ra đông như xem trẩy hội.

Đúng là ông ghị phó có uy thật. Trong khi mọi người đâu ra đó chờ cụ phó thì mãi vẫn chưa thấy cái chõng nào xuất hiện. Nên nhớ cụ phó toàn đi chõng có tháp tùng hẳn hoi, không như cụ trưởng cứ cái xe đạp cọc cạch một mình.
Mặt trời đã lên đến ngọn phi lao. Giọng của Anh phát thanh viên thôn có gốc từ Ngi Lộc cứ văng vắng:
Đây là đài phát thanh Nghi Lôc.
được phát thanh từ ngọn phi lao cao nhất xóm.
đề nghị các bạn thanh niên đang tụ tập bên cây xăng.
Quay trở lại sân đình.
Trong thời gian chờ cụ “ ắm em đi ca” đến họp.
Đề nghị mọi người giữ trật tự.

Tui vội ngó thắng lên ngọn phi lao, nơi chiếc loa sắt phát ra âm thanh sệt Nghệ, rõ là mặt trời đã lên cao….

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2009

Hội nghị diên hồng về cái lưỡi bò.

Viết khi đọc xong tác phẩm: làm sao cho khỏi lọa , NGUYỄN NGỌC TƯ. Đọc vui cho bớt căng thẳng của Biển Đông:Tặng cô Thu Nguyên. Coi như con đã qua tiểu học về thuần Việt.


Hội nghị diên hồng về cái lưỡi bò.

Chuyện lịch sử kể rằng: Ngày xưa Cha Ông ta khi thấy Trung Cộng yêu sách và hạch nhiễu, dương oai tấn công nước Việt Nam ta. Nhà Vua lúc đó là do Thượng hoàng Trần Thánh Tông và các quan trong triều đã có quyết định thật sang suốt: Đó là triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam. Từ đó giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy.

Ngày nay có lẽ chúng ta không còn chờ mong có ngày cái hội nghị duyên hồng ấy lập lại. Mà nêú có thì những thằng xuất thân từ bần cố nông, tuổi thơ suốt quảng trên lưng con trâu, khi buồn thì đưa cái cổ cò hát bài nếu mai anh chết em có buồn không , thì nghĩ chi đến chuyện triều chính.
Đó là xã hội còn tôi, nói thật các bạn nghe nha. Tôi đã hình dung và có lẽ rất rõ hoạc là có thể tôi cảm nhận nó trong mơ chăng. Nhưng nó thật lắm, thật lắm làm tui tin luôn thì phải. Kể các bạn nghe, nhưng xin đừng cười tui nha, kéo ngượng.


Đó là cảnh dạm hỏi quê tôi. Nói đến quê tôi thì các bạn biết rồi đó. Phong tục nó rườm rà, nội một đôi trai gái đến được với nhau , sống cùng nhau tới cái lúc răng rụng lên, tóc rơi xuống cũng đã mất bao nhiêu thủ tục. Mà lại tốn cả tiền lẫn thời gian nữa chứ, không như thành phố, sướng. Đánh ào cái coi như xong. Ở quê tôi nào là dạm ngỏ, ăn hỏi rồi mới tới cưởi hỏi xin cho. Ấy thế mà có chuyện nầy xãy ra ngay hôm ăn hỏi nhà giữa nhà trai là Bác Trung và nhà gái là nhà Cô Việt , mà đến bây giờ tui cứ coi đó là cuộc hội nghị diên hồng về cái lưỡi bò.


Hôm đó: Theo phong tục cưới hỏi nhà trai buộc phải đưa đến cho nhà gái một cái đầu và một cái đuôi của một con thú giá trị, nhưng quê tôi thường dung bằng đầu heo hoạc đầu, đuôi bò. Không phải đòi hỏi gì vì hôm đó nhà cô Việt củng thịt một con bò to bự chảng, cả làng ăn mới hết chứ đừng nói đến xóm. Nói xóm vì Bác Trung và Cô Việt đều là chổ thâm giao đi lại mặt khác đều là người cùng xóm. Thuộc kiểu tối lửa tắt đèn có nhau ấy mà.

Trong khi mọi người đang chén tạc chén thù, chén chú chén anh với bao câu chuyển thủa xưa, rồi chuyện mai sau khi hai gia đình là một. Chắc họ nghĩ cả hai đều độc có mỗi một con nên tính hợp nhất cho nó ấm cả trong lẫn ngoài, cả già cả trẻ đây mà. Thật là náo nhiệt, tiếng vui đùa, tiếng true nhau của đám thanh niên, tiếng thế sự của người già hòa vào nhau làm cho đám hỏi như muốn kéo dài bất tận. Không khí đó sẽ còn mãi nếu không bị tiếng kêu của Cháu Cam, cháu Cam gọi cô Việt là gì Việt, tức em mẹ.


Tiếng thằng Cam rất cao, như muốn réo lên cho mọi người nghe thấy. Nó chạy đến bàn cô Việt đang tâm sự cùng bác Trung, hớt hãi thong báo:

Cô, cô ơi cô! Cái đầu con trâu bên nhà trai đưa qua sao hông có lưỡi hả cô.

Cô Việt mặt đõ bừng, định bụng giã cho thằng cu Cam một cái nhưng lại cố nén nhịn vì đông người. Mắt cô nhìn thắng thằng Cam, sau rồi lại đưa mắt theo tay nó .

Cách đó chừng mừoi thước, trên cái bàn lớn kê dưới bàn thờ các cụ . Bên cạnh mâm ngủ quá là đến chiếc mâm của nhà giai, nó bày một đầu trâu, một đuôi trâu và một ít bảnh phu thê …. Nói chung đò dung dạm hỏi theo tục lệ. Không có gì lạ, rất bình thường, không cầu kỳ cũng chẵng xa hoa, mắt cô đã dìu dịu và đã trở lại nét đẹp vốn có. Trong làng nầy ai cũng nói cô Việt có tuổi mà đẹp nhất vùng ấy thôi. Mà cô đẹp thật, tui nhỏ tui còn biết nữa là.
Sự việc có lẽ kết thúc ở đó nếu như không có thằng Hải say chọc vào. Cái dáng khệnh khạng, lèo xèo của nó đi thắng tới bên chiếc bàn và săm soi. Kiểu của thầy bói sờ chân voi, nó ngó nghiên, lắc tới lắc lui một chặp rồi nhìn về phía bác Trung nói lớn:

Lưỡi trâu đâu. Sao trâu không có lưỡi.

Ông coi con gái nhà nầy câm sao, mà đổi đầu trâu không lưỡi.

Câu chuyện đang bé xé ra to khi các cụ, các bác, các thanh niên đã có tý men bàn tán. Góp ý, nhận xét. … Lúc nầy cái dạm hỏi trở thành vụ tranh chấp đúng sai và ai sở hữu cái lưỡi bò.

Một cuộc cái vã của các cụ ở chiếu trên không ngã ngũ. Cuộc gành nhau của các chú trung tuôi, đến cuộc ấu đã giữa các thanh niên của họ nhà gái và nhà trai xãy ra, dẫn đến cảnh tan tiệc, một số đi nhà thương, số còn lại kẻo nhau lên thôn.

Hai bên nguyên đơn và bị đơn đều chờ ông nghị truởng phán xét. Ông nghị nầy uy tín lắm, người trong thôn đặt cho cái tên là “đi tìm nai sơ nơ “ Tên Việt thì tụi nhóc tui sao biết.

Rõ xui, đúng cái ngày cụ nghị thôn cáo bệnh, ở nhà vì vừa dính đợt sốt khủng hoảng tiền tệ toàn cầu, mấy hôm sốt cao nên chưa thể đi lại được. Mọi nguời la lên, nhưng rồi sau khi bàn bạc cùng ông Lao, ông Cam, bác Thái, …. Nói chung là các vị bô lảo thôn đành quyết định chờ ông nghị phó “Yêu nai chết, sét ta dét, ắm em đi ca"
Ông nghị phó cũng uy tín lắm, nguời ta bảo có phần lấn lướt ông trưởng. Ai biết được thực hư ra sao:

Còn tiếp.nhưng vì lỗi chính tả nên con đang cố sửa.
Trần Văn Huy.

Ra Hà Nội 2:

Chiếc xe ca màu trắng bạc theo kiểu hải âu cũ đang gồng mình lăn những bước vất vã qua đoạn đường gồ gề trước cổng bến. Kể cũng lạ: Xe bắt đầu từ bến rồi mới lăn trên đường, nhưng hình như giữa đường và bến luôn luôn có một cái gì đó xa cách, nên hầu như trước của bến lúc nào đường cũng xấu. Nói theo chiêm tinh có lẽ là trái mệnh.
Bầu trời màu hè làm cho quang cảnh sáng lòa, chói lóa qua những rạng phi lau khi phán xạ trên những giãi cát trắng làm cho mọi vật trở trên mờ lòa và xiêu vẹo khi chiếc xe đi ngang. Trên xe Bác tài đã bắt đầu tăng tốc khi đã lê la suốt một ngày qua hai tỉnh để bòn rút và nhồi nhét những vị khách cuối cùng như không còn chổ để đi. Thôi thì nghề nào nghiệp nấy, người ta kinh doanh thì người ta phải tích cực chứ.
Khổ nỗi có lẽ tuổi thọ của chiếc xe có khi còn bằng tuổi của Bác tài và các hành khách cộng lại ấy chử. Nó già nua, nó gầy còm ốm yếu như con trâu già nhà tui mà mới đây thôi mẹ tôi phải cho nó vào lò mổ khi quyết định để tôi đi thi. Con trâu già gắn với gia đình hơn hai mươi năm nên không ai nỡ giết thịt, thế mà.

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2009

Chuyển xe ra Hà Nội:

Không như các bạn trẻ khác. Tốt nghiệp phổ thông trung học tôi ra Hà Nội để dự thi vào đại học, các bạn tôi hầu hêt lại vô hòn ngọc viễn đông để dự thi. Lý do duy nhất để tôi chọn Hà Nội vì theo những người từ Bắc vào trong nầy học đại học đều nói Hà Nội mức sống thấp hơn nên chi tiêu ít hơn. Hai là Hà Nội đẹp và không ồn ào bởi cuộc sống ảnh hướng trước năm 1975 như Sài Gòn tấp nập, dẫu sao người ta thường nói " thanh lịch Tràng An " mà lị.
Kỷ niệm in đậm trong tâm trí tôi sau nhiều năm vẫn ám ảnh đó là chuyển xe trên đường ra Hà Nội. Một chuyển xe đã để lại trong tôi, một thằng con trai 18 tuổi trở thành nổi đau tình cảm và suy nghĩ, cảm nhận tình yêu có phần lệch lạc.
Sáng sơm tinh mơ:
Mẹ tôi lưng đã còm nhưng vẩn cố mang ra tới cái bến xe khách tạm của làng nào gạo, chăn màn ... Nói chung là lúc đó trong tôi tưởng tượng như là đi Lào, Cambốt... Chuyển đi không hẹn ngày trở lại. Phút chia tay ngắn ngũi đó cũng chính là dây phút cuối cùng tôi được nhìn mặt cụ thân sinh và nuôi nấng tôii.
Chiếc xe cà khổ đưa tôi ra Tỉnh. Cái Tỉnh miền Trung khô cằn sõi đá. Để từ đó bắt tiếp nấc thứ hai ra Thủ Đô.

Mai viết tiếp các bạn nha.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2009

Khi nhu cầu thân xác đạt tới đỉnh điểm:



Khi nhu cầu thân xác đạt tới đỉnh điểm:


Ngày nay: Khi cuộc sống con người ngày một sung túc, sự dồi dào về mặt vật chất, sự tìm tòi đã được mạng hóa nên nhu cầu lo toan về mặt vật chất không còn đòi hỏi cao cho sự tồn tại thì nhu cầu về mặt sinh lý đang được dịp bùng phát


Tối nay: Trong lúc tình cờ lên mạng internet tìm tư liệu cho blog của mình, tôi tình cờ lang thang vào một trang mà tên miền của Việt Nam hẳn hoiTôi nhớ không chính xác lắm nhưng nếu các bạn vào google và đánh vào dòng chữ " phụ nữ tìm đàn ông" có lẽ các bạn sẽ thấy một trang giống tui đã nhìn thay:


Sau đây là những dòng tui nhìn được:...


" E moi ra truong chua co viec lam Hoocmon tinh duc hoi cao can anh to cao, khoe manh, lich su kin dao...de lam chuyen doso dien thoai cua e ne: goi cho e de e chon cuoc hen nha dam bao co thatkhong chin ba 5 bay ......mot mot bon".


Bên trên ghi địa chỉ: Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh , Việt Nam Ngày đăng : Tháng Tám 12Với cái tít như sau: EM DANG MUON DUOC LAM TINH — Thành phố Hồ Chí Minh tải hình ảnh nữa chứ Đó là tâm sự em gái sinh viên bán थान....

Còn đây lại là tâm sự của một người đứng tuổi:


"toi la phu nu da 50 nhung con xung lam cac anh nao dap ung duoc cho toi co boi duong thoa dang"

Cạnh là dòng chữ xin liên hệ với tôi theo số: xxxxxxxxxx


Chúng tôi quyết định tìm rõ thực hư. Được cái anh bạn tôi cũng là người đẹp trai duyên dáng nên sau cuộc điện thoại hẹn gặp ở quán cà phê bên đường cạnh chân cầu vượt nguyễn Trãi đi hướng Thanh Xuân. Qua khoảng 15 phút trò chuyện tôi được biết chị là phóng viên một tờ báo nhỏ đất Hà Thành. Nói chuyện một lúc chúng tôi có cuộc hẹn thứ hai vài buổi chiều vì chúng tôi đi hai người nên chị cũng phải dàn xếp thêm cho tôi. Theo Chị khó tìm được đối tượng thích hợp vì vóc dáng cây kẹo mút dỡ của tôi.

Khoảng 3h50 chiều điện thoại của ông bạn tôi liên tục nhận được những tin nhắn mời gọi như sau:
" Anh đâu rồi: Chúng Em đang ở nhà nghĩ Minh Đức sau bến xe Mỹ Đình đây nè. Anh và bạn Anh tới đi"

Đến nước nầy tôi đành nhờ người cứu viện. Tôi gọi ngay thằng bạn lãng tử vừa quen trong một bữa nhậu. Thế là hai ông bạn tôi lên đường........



Khúc chuyện thất 100 phần 100 sau khi họ thuật lại sẽ được nói tiếp phần sau. Xin phép nghĩ ngơi tý đã









Thứ Hai, 10 tháng 8, 2009

Một Số hình Lai Châu:

1. Một buổइ uốनग rượu làm कुएं củअ ठंह niêन ngườइ होया:


२। Một ngôइ nhà nhỏ củअ dân tộक Háन.



3. Ruộनग lúअ bậक थांग:

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2009

Lai Châu: Chân trời mù tối


Nói đến sự hoang sơ còn sót lại. Hay nói đúg hơn dưới sự tàn phá của con người thì Việt Nam, thiên nhiên đã hết. Có chăng chí còn lại một tý ty nơi mà vận chuyển và thiên thiên vô cùng khắc nghiệt may ra còn chút thiên nhiên vẩn còn đọng lại chút dân dã hoang sơ:

Chúng tôi: Nhóm yêu thiên nhiên sẽ cập nhật hình ảnh theo biển đổi hàng ngày cho quý vị.

Việt nam holiday :

1. HÀ NỘI:


well come to VIệt Nam:
Điều đầu tiên khi các bạn đặt chân tới Việt Nam. Người Việt luôn luôn mở rộng vòng tay nhân ái đón bạn và những vị khách phương xa đến thăm chúng tôi:
Chúng tôi hy vọng được đón bạn ở thủ đô Hà Nội - Việt Nam. Với những món ăn truyền thống và nét văn hóa bản địa.
Nói đến Việt Nam: Có lẽ trong tâm thức các bạn hoàn toàn xa xôi. Nhưng theo tôi nó thật gần và đã được biết đến từ thể kỷ trước.
Việt Nam: Khi nói đến: Chúng ta phải nói đến từ Hà Nội, rồi từ đó tìm hiểu lịch sử , văn hóa, con người. Một Vài nét về Hà Nội: