Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

Tây Nguyên trong tôi:


Thư gửi em.
Tây Nguyên kỷ niệm:
Em còn nhớ không em,cái thủa chúng mình cùng ngồi chung lớp trên mảnh đất than thương chan hòa tình đầm ấm. Cái ngày chúng mình cùng sống với Ba Má và tình thương yêu đùm bọc của các cụ ông cụ bà…, Chúng ta ngày ấy ngoài tình thương yêu đồng loại còn được thiên nhiên ưu ái, bầu trời trong xanh, thiên nhiên hài hòa, đặc biệt khi mùa hòa quỳ nở, mùa hoa cà phê… tô điểm cho quê hương ta như một bức tranh tráng lệ, mộng mơ với các giải mầu trắng, vàng và màu xanh của những cảnh rừng nguyên sinh hòa lẫn màu đỏ của đất cao nguyên huyền diệu.
Chúng ta lớn lên trong những điều kiện tự nhiên lý tưởng nhất và phát triển theo bản năng vốn có của những con người nối tiếp Cha Anh, Chiến tranh, chiến tranh em, anh lên đường nhập ngũ, kể từ đó… Mặc dù chiến tranh đã qua đi nhưng chúng ta chưa bao giờ gặp nhau từ ngày ấy. Củng như em cuộc đời đưa đẩy, Anh cũng đã rời xa Tây Nguyên, rồi lập gia đình nơi phương trời mới để sống theo quy luật tạo hóa và bảo tồn giống nòi.
Nhưng cứ mỗi buổi chiều tà, khi mà công việc công ty và gia đình lắng xuống, và khi ta ngồi nhâm nhi ly cà phê thi trong anh lòng lại nặng trĩu và cảm giác đắng như ăn mòn trong tâm thể. Cái cảm giác đó đã âm ĩ một năm nay, sau chuyển về thăm Anh cả.

Chắc em không thể nào hình dung ra quê mình nữa, nó hiện đại đến tan hoang,nó công nghiệp và đô thị đến không còn rừng rú. Người, người, và người sau những cuộc di dân từ Bắc vào Nam… Đã hình thành nên một Tây Nguyên mới… Tây Nguyên bây giờ sẽ là đồi trọc, và tương lai sẽ có thể được gọi là Bình Địa Nguyên … Khi những cụm rừng, những đồi cỏ sẽ được san bằng để thu về “ Bô – Xít”. Khi mà đất đỏ được thổi tung lên làm cho bầu trời bụi mù mịt, rồi khi mà được rửa trôi trên những dòng suối chảy về xuôi mang theo những tàn dư “ bô – xít” và đất đỏ chảy ra sông suối thành những ao hồ chết, nguồn nước ô nhiểm nặng nề.

Em sẽ không còn tưởng tượng nổi những trên những con đường quen thuộc khi chúng mình thường chăn thả đàn bò những ngày hè là những trạm gác của những người Trung Quốc, họ đến để kiểm soát “ bô – xít” hay để bình trị Tây Nguyên thì anh không thể rõ, nhưng sao trong anh vẩn lo lắng không yên. Cũng đâu phải riêng anh, rất nhiều người thậm chí có thể nói là phần đa dân số Việt Nam và một số người từng trải và có địa vị, có công lao còn ra sức phán đối như: Võ Nguyên Giáp vị đại tướng tài ba, nhiều nhà khoa học, trí thức đều lên tiếng phán đối, nhưng em ơi một số ít vì quyền lợi và mục đích cả nhân, hay họ bị ép buộc vẩn ngang nhiên tiến hành khai thác...
Anh cứ nghĩ Cha Ông ta thường nói " Con hơn Cha, nhà có phúc " . Việt Nam ta có lẽ đang trong thời kỳ đại phúc, khi một số người con xem nhẹ lời góp ý của các vị cha già, quên đi nhân dân, quên đi lịch sử phát triển và sẳn sàng quên đi nơi chôn rau cắt rốn trên mảnh đất hình chữ S mà Cha Ông ta để lại.

1 nhận xét: